TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỚI BÃO LỤT CỦA PHỤ NỮ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của các loại hình thiên tai. Trong đó, bão và lụt là 2 loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra nhất. Ước tính khoảng 59 % tổng diện tích đất và  71 % dân số dễ bị tổn thương bởi bão lụt. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Khoảng 30 % dân số toàn tỉnh có sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào tài nguyên đầm phá như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cộng đồng ngư dân ven phá này lại dễ bị ảnh hưởng do bão lụt gây ra. Các nhóm yếu thế như trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật, người nghèo... thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ vùng nông thôn, đặc biệt là vùng ven biển, thường dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai do tính chất công việc của họ trong hoạt động thủy sản có tính nhạy cảm cao với bão lụt. Tuy nhiên, các hoạt động hay biện pháp nhằm giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của phụ nữ nói chung và phụ nữ nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn chưa thực sự được quan tâm hiện nay. Do đó, nghiên cứu này tìm hiểu tình trạng dễ bị tổn thương với bão lụt của phụ nữ nuôi trồng thủy sản nhằm đưa ra những giải pháp giúp họ giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của bão lụt. Phỏng vấn hộ, phỏng vấn sâu và thu thập số liệu thứ cấp là ba phương pháp được áp dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Bão lụt thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng tới sinh kế, sự an toàn và sức khỏe của người phụ nữ. Tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ đối với bão lụt do thiếu kiến thức, kỹ năng phòng chống bão lụt, thiếu các trang thiết bị an toàn cơ bản để phòng chống và sự tiếp cận của họ đối với các hỗ trợ từ địa phương, tổ chức xã hội trong phòng chống lụt bão còn hạn chế.

Từ khóa: phòng chống bão lụt, tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ, phụ nữ nuôi trồng thủy sản, Tam Giang – Cầu Hai

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3B.3931
PDF (Vietnamese)

References

  1. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai xã Phú Xuân (2015), Báo cáo phòng chống thiên tai năm 2015.
  2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, Trung tâm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (DMC), Hà Nội, tháng 4, 2014.
  3. Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ (2014), Sách chuyên khảo: đặc điểm khí hậu khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.
  4. Trần Anh Tuấn, Lê Thị Kim Hồng (2012), Đánh giá tính tổn thương và kỹ năng thích nghi ở hộ gia đình trước thiên tai và biến đổi khí hậu trong khu vự thuộc quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạch, thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 22b, 221-230.
  5. Vũ Văn Tú, Nguyễn Ngọc Đẳng, Tô Thị Mai Hiên (2016), Dự án: tăng cường năng lực thể chế cho quản lý thiên tai rủi ro tại việt nam, đặc biệt là các thiên tai liên quan tới biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2012-2016, SCDMII, Hà nội, tháng 5 năm 2016.
  6. Garai, Joydeb (2016), Gender specific vulnerability in climate change and possible sustainable livelihoods of coastal people: a case from Bangladesh. Revista de Gestão Costeira Integrada 16(1): 79-88.
  7. Shah, Kalim U., et al. (2013), Understanding livelihood vulnerability to climate change: Applying the livelihood vulnerability index in Trinidad and Tobago. Geoforum 47: 125-137.
  8. UNISDR (2009), UNISDR Terminology for Disaster Risk Redution. United Nations International Strategy for Disaster Reduction (UNISDR) Geneva, Switzerland.