ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY CAO SU KINH DOANH Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

Abstract

Tỉnh Quảng Trị mỗi năm sử dụng 4.000 - 5.000 tấn phân vô cơ và hàng chục nghìn tấn phân hữu cơ cho cây cao su kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón cho cây cao su trên địa bàn tỉnh còn tùy tiện, chưa có cơ sở, gây lãng phí. Các hộ bón phân có sự khác nhau giữa các huyện, đa số bón không đúng quy trình khuyến cáo của các nhà khoa học và của nhà nước. Lượng phân bón biến động rất lớn, có những hộ không sử dụng phân bón nhưng lại có một số hộ sử dụng quá nhiều phân bón (có hộ sử dụng đến 184 kg N, 96 kg P2O5, 120 kg KCl, 10 tấn phân chuồng, tức là gấp đôi so với quy trình). Chỉ có rất ít hộ (20%) bón theo đúng tỷ lệ khuyến cáo của Quy trình kỹ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (1:0,44:1), còn lại bón phân tùy tiện không theo tỷ lệ nhất định, dẫn đến không có sự tương quan giữa lượng phân bón với năng suất, gây lãng phí. Tương quan dinh dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong lá với năng suất là rất chặt nên cho phép sử dụng hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá để chẩn đoán dinh dưỡng và đưa ra liều lượng phân bón thích hợp. 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3D.4265
PDF (Vietnamese)

References

  1. Võ Văn An, Trần Văn Năm, Tống Viết Thịnh, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Nho (1990), Đất trồng cao su, Báo cáo tổng kết toàn diện đề tài cấp nhà nước 40 A–02.01, 1986–1990, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 343-98: Quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp, Hà Nội.
  3. Nguyễn Minh Hiếu (2003), Giáo trình Cây công nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  4. Lê Văn Khoa và cộng sự (2000), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
  5. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2012), Quy trình kỹ thuật cao su, Nxb. Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
  6. Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật bón phân cho cây cao su theo phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng ở vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Khoa học đất số 21/2005, trang 42–49.
  7. Hua Yuagang (2012), Chăm sóc và bón phân cho cây cao su, Viện Nghiên cứu cao su CATAS, Hainan, Trung Quốc.
  8. Beaufils E. R. (1973), Diagnosis and Recommedation Integrated System (DRIS): A general scheme for experimentation and calibration based on principles developed from research in plant nutrition, Soil Science Bull. No. 1, Uni. of Natal, South Africa.
  9. Pushparajah E. and Tan Kim Teng (1994), Leaf Analysis and Soil Testing for Plantation Tree Crops, International Board for Soil Research and Management (IBSRAM), Bangkok, Thailand.