Abstract
Đối với tỉnh Quảng Bình, cây cao su được xem là cây đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người trồng cao su. Cơ cấu giống có 12 giống, trong đó RRIM 600 có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất > 30%. Quy mô và chất lượng vườn cây được đánh giá qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 thì chất lượng vườn cây cao su được đánh tương đối tốt so với 3 giai đoạn trước đó. Đa số nông hộ trồng cao su giai đoạn KTCB đều trồng xen các loại cây ngắn ngày (Dưa hấu, Ngô, Lạc, ...) nhưng 100% nông hộ không bón chất giữ ẩm. Từ 96,67-100% nông hộ ở hai huyện bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới và trên 90% số nông hộ bón phân NPK thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá chiếm tỷ lệ cao cả ở 2 huyện (26,67-50,00%). Với cây cao su giai đoạn KTCB thì trồng xen là mô hình giúp cho nông hộ trồng cao su tăng thêm thu nhập và cây cao su đã khẳng định được giá trị kinh tế và đưa lại lợi nhuận cao cho người trồng cao su ở Quảng Bình.
Từ khoá: Cao su, hiệu quả kinh tế, giống, phân chuồng hoai, trồng xen.References
- . Niên giám thống kê Quảng Bình, 2015.
- . Quy trình bón phân của Tập đoàn Cao Su Việt Nam, Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, 1997.
- . Thực trạng phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, những thiệt hại do Bão số 10 và định hướng phát triển trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, 2013.
- . Võ Đại Chung, Để cây cao su phát triển bền vững, Tạp chí thông tin khoa học và Công nghệ Quảng Bình, Số 2/2015.
- . Lê Xuân Đính, Bón phân cho cây cao su kiến thiết cơ bản, Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 7/2009.
- . Nguyễn Đức Lý, Các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, năm 2013.
- . Hoàng Bích Thủy, Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Trường ĐHNL Huế, 2012.