VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CELLULOSE MẠNH TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI GIỐNG LẠC L14 TẠI HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn 22TH và vi khuẩn NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh. Tiếp đến, 2 chủng vi sinh vật này được phối trộn với chất mang là cám gạo và bột bắp theo tỷ lệ 1:3 với 50 ml nước cất thanh trùng cho 1 kg. Ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp với hỗn hợp trên và so sánh chất lượng phân bón, khả năng phân giải cellulose với công thức không bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (mẫu đối chứng). Kết quả cho thấy ủ  phế phụ phẩm nông nghiệp với hai chủng vi sinh vật tuyển chọn cho hàm lượng cellulose giảm 55,87 % so với đối chứng và hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều tăng hơn so với đối chứng. Thử nghiệm ảnh hưởng của các liều lượng phân ủ khác nhau đến giống lạc L14 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy bón 8 hoặc 9 tấn phân hữu cơ ủ/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thực thu của giống lạc L14. Phân tích di truyền phân tử cho thấy chủng xạ khuẩn 22TH đồng hình 100 % với loài Streptomyces olivochromogenes và chủng vi khuẩn NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.

Từ khóa: cellulose, phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, giống lạc L14

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4483
PDF (Vietnamese)

References

  1. Behera B. C., Parida S., Dutta S. K., Thatoi H. N. (2014), Isolation and Identification of xenlulo degrading bacteria from mangrove soil of Mahanadi River Delta and their cellulase production ability, American Journal of Microbiological Research 2 (1), 41–46.
  2. Gautam S. P., Bundela P. S., Pandey A. K., Jamaluddin, Awasthi M. K., Sarsaiya S. (2012), Diversity of cellulolytic microbes and the biodegradation of municipal solid waste by a potential strain, International, Journal of Microbiol., article ID 325907, 1–13.
  3. Giller, K. E., E. Witter và S.P McGrath (1998), Toxicity of heavy metals to microorganisms and microbial processes in agricultural soils, A review, Soil Biol. Biochem, 30, 247–261.
  4. Phạm Thị Ngọc Lan (2012), Giáo trình thực tập vi sinh vật học, Nxb. Đại học Huế.
  5. Trần Thị Lệ, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Xuân Kỳ (2012), Tuyển chọn chủng nấm Trichoderma spp. phân giải cellulose mạnh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đối với giống đậu xanh 208 vụ Xuân 2011 tại HTX Hương Long, thành phố Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 71(2), 203–214.
  6. Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành Hóa Sinh Học, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  7. Nguyễn Thị Thuý Nga, Phạm Quang Nam, Lê Xuân Phúc, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí (2015), Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phân giải xenlulo sản xuất phân hữu cơ sinh học, Tạp chí Khoa học Lâm Nghiệp, 2, 3841–3850.
  8. Sanger F., S. Nicklen, and A. R. Coulson (1977), DNA sequencing with chain-terminating inhibitors, Proceedings of the National Academy of Sciences, 74 (12), 5463–5467.
  9. Võ Văn Phước Quệ và Cao Ngọc Điệp (2011), Phân lập và nhận diện vi khuẩn phân giải cenlulose, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 18a, 177–184.
  10. Trần Thị Anh Thư, Trần Thị Ngọc Sơn, Nguyễn Ngọc Nam, Lưu Hồng Mẫn (2011), Ảnh hưởng của rơm rạ xử lý bằng Trichoderma spp. Đến năng suất, độ phì nhiêu đất và hiệu quả kinh tế lúa hè thu 2010 tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 4, 23–31.
  11. Hà Thanh Toàn, Cao Ngọc Điệm, Trần Lê Kim Ngân, Nguyễn Thu Phướng, Mai Thu Thảo, Bùi Thế Vinh (2008), Phân lập vi khuẩn phân giải xelulo, tinh bột và protein trong nước rỉ từ bãi rác ở Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 10, 195–202.
  12. Tolan J.S., Foody B. (1999), Cellulase from submerged fermentation. In: Advances in Biochemical Engineering, Biotechnology, 65, 41–67.