Abstract
Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành tại vùng trồng Quýt Hương Cần thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở bình tuyển cây đầu dòng Quýt Hương Cần với 28 tiêu chuẩn về các điểm nông sinh học và 10 tiêu chuẩn về chất lượng quả. Căn cứ vào tiêu chuẩn cơ sở, 10 cây Quýt Hương Cần đầu dòng có những đặc điểm nông sinh học đặc trưng của giống đã được bình tuyển. Các cây đầu dòng sinh trưởng tốt, không bị nhiễm bệnh virus. Năng suất cây đầu dòng cao hơn 10% so với cây thông thường. Chất lượng quả đạt được các tiêu chuẩn cơ sở về hình dạng, màu sắc, khối lượng, độ đồng đều, tỷ lệ phần ăn được, màu sắc thịt quả, độ dai của vách múi, độ mịn và mọng nước của thịt quả, số hạt/quả, hương vị quả và độ brix. Cần tiếp tục bình tuyển, bảo tồn và lưu giữ cây đầu dòng để làm vật liệu phục tráng và phát triển sản xuất giống Quýt Hương Cần.
Từ khóa: cây đầu dòng, Quýt Hương Cần, tiêu chẩn cơ sở, Thừa Thiên Huế
References
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004). Quyết định số 4739/QĐ/BNN-KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2004 về việc ban hành tiêu chuẩn ngành. Tiêu chuẩn ngành 10TCN601-2004.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005). Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012). Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2016). Quyết định số 833/QĐ-SNNPTNT, ngày 01 tháng 11 năm 2016 về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở bình tuyển cây đầu dòng Quýt Hương Cần.
- Trần Đăng Khoa, Trần Thị Xuân Phương, Nguyễn Hồ Lam, Phạm Thị Mùi, Hoàng Kim Toản, Trần Đăng Hòa (2018). Thực trạng sản xuất cây Quýt Hương Cần tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học & Công nghệ nông nghiệp 2(1): 489 – 498.