ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ TỲ BÀ BƯỚM HỔ (Sewellia lineolata) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) là loài cá cảnh đang được khai thác từ tự nhiên để phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay chưa ghi nhận được nghiên cứu nào về đặc điểm sinh sản loài cá này. Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng số 3.719 mẫu được thu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 để đánh giá các chỉ tiêu: xác định tỷ lệ đực/cái, các chỉ số độ béo Fulton và Clark, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục sinh dục và kích thước thành thục. Kết quả cho thấy tỷ lệ đực/cái trong quần đàn tự nhiên là 0,76 (với 43,1% cá đực và 56,9% cá cái). Cả độ béo Fulton và Clark của cá đều biến động qua các tháng trong năm, trong đó đạt cao nhất vào tháng 3 và tháng 7. Mức độ phát triển của tuyến sinh dục và hệ số thành thục sinh dục của cá đạt cao vào hai đợt trong năm, đợt một từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau và đợt hai từ tháng 4 đến tháng 6. Kích thước thành thục lần đầu đối với cá Tỳ bà bướm hổ đực là 45,04 mm và cá cái là 44,39 mm.

Từ khóa: đặc điểm sinh sản, Sewellia lineolata, Thừa Thiên Huế, Tỳ bà bướm hổ

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3A.5124
PDF (Vietnamese)

References

  1. Cổng thông tin điện tử thừa thiên huế, Bản đồ hành chính Thừa Thiên Huế, https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Trang-chu/Thong-tin-chung/Ban-do-hanh-chinh, truy cập ngày 10–12–2018.
  2. Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam, Bản đồ hành chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, https://www.bandovn.vn/vi/page/mau-ban-do-hanh-chinh-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-181?AspxAutoDetectCookieSupport=1, truy cập ngày 10/12/2018.
  3. Hồ Anh Tuấn, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Hữu Dực (2011), Đa dạng nguồn lợi cá ở lưu vực sông Thạch Hãn Quảng Trị, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, 1349–1357.
  4. Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú và Vũ Thị Phương Anh (2018), Dẫn liệu về thành phần loài cá xương (Osteichthys) ở khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, chuyên đề: Thủy sản, 54(2), 7–18.
  5. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập II, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, 760 trang.
  6. Võ Thanh Tân (2016), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus), Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang, 11(3), 50–59.
  7. Võ Thành Toàn (2016), Thành phần loài thuộc họ Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến sông Hậu, Luận án tiến sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
  8. Võ Văn Phú và Nguyễn Duy Thuận (2009), Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, 55, 61–71.
  9. Võ Văn Phú và Trần Thụy Cẩm Hà (2009), Đa dạng thành phần loài cá ở hệ thống sông Bù Lu thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, 49, 111–121.
  10. Vũ Cẩm Lương (2008), Cá cảnh nước ngọt, Nxb. Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 263 trang.
  11. Xakun, O. F và N. A. Buskaia (1982), Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục (Bản dịch từ tiếng Nga của Lê Thành Lựu), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 47 trang.
  12. Al-Akel, A. S., F. Al-Misned, H. F. Al-Kahem-Al-Balawi, K. A. Al-Ghanim, Z. Ahmad and H. Annazri (2010), Reproductive Biology of Sailfin Molly, Poecilia latipinna (Lesueur, 1821) in Wadi Haneefah Stream, Riyadh, Saudi Arabia, Pakistan Journal of Zoology, 42(2), 169–176.
  13. Espino-Barr E., M. Gallardo-Cabello, E. G. Cabral-Solís, M. Puente-Gómez and A. García-Boa (2015), Reproduction of Gerres cinereus (Percoidei: Gerreidae) off the Mexican Pacific coast, Revista Ciencias Marinas y Costeras, 7, 83–98.
  14. Freyhof J. and D. V. Serov (2000), Review of the genus Sewellia with description of two new species from Vietnam (Cypriniformes: Balitoridae), Ichthyol. Explor. Freshwat, 11(3), 217–240.
  15. Freyhof J. (2003), Sewellia albisuera a new balitorid loach from Central Vietnam (Cypriniformes: Balitoridae), Ichthyological Exploration of Freshwaters, 14(3), 225–230.
  16. Hunter, J.R., B.J. Macewicz, N.C. Lo, C.A. Kimbrell (1992), Fecundity, spawning, and maturity of female Dover sole Microstomus pacificus, with an evaluation of assumptions and precision, Fishery Bulletin, U.S, 90(1), 101–128.
  17. Kaur, S., P. Singh and S. S Hassa (2018), Studies on Gonado-somatic index (GSI) of
  18. selected fishes of River Sutlej, Punjab, Journal of Entomology and Zoology Studies, 6(2), 1274–1279.
  19. King M. (1995), Fisheries biology, assessment and management, Fishing News Books, Oxford, 341 pp.
  20. Kithsiri H. M. P, P. Sharma, S. G. S. Zaidi, A. K. Pal and G. Venkateshwarlu (2010), Growth and reproductive performance of female guppy, Poecilia reticulata (Peters) fed diets with different nutrient levels, Indian Journal of Fisheries, 57(1), 65–71.
  21. Kottelat M. (1994), Rediscovery of Sewellia lineolata in Annam, Viet Nam (Teleostei: Balitoridae), Zoologische Mededelingen, 68(11), 109–112.
  22. Nikolsky G. V. (1963), The Ecology of fish (Translated from Russian by L. Birkett), Academic Press, 352 pp.
  23. Qasim, S. Z., and A. Qayyum (1962), Spawning frequencies and breeding seasons of some freshwater fishes with special reference to those occurring in the plains of northern India, Indian Journal of Fisheries, 8(1), 24–43.
  24. Roberts T. R. (1998), Systematic revision of the balitorid loach genus Sewellia of Vietnam and Laos, with diagnoses of four new species, Raffles Bull. Zool., 46(2), 271–288.
  25. Smida, M. A. B., N. Hadhri, A. Bolje, M. El Cafsi and R. Fehri-Bedoui (2014), Reproductive cycle and size at first sexual maturity of common pandora Pagellus erythrinus (Sparidae) from the bay of Monastir (Tunisia, Central Mediterranean), Annals and Magazine of Natural History, 24(1), 31–40.
  26. Tuan HA (2016), Ichthyofauna in the Phong Nha – Ke Bang National Park from Vietnam, Journal of Fisheries & Livestock Production, 4(2), 1–6.