ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG VÀ MÙA VỤ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA TƠ NẤM Ở CÁC GIAI ĐOẠN NHÂN GIỐNG NẤM RƠM (Volvariella volvacea)

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của 12 môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của tơ nấm rơm ở các giai đoạn nhân giống khác nhau. Kết quả cho thấy nấm rơm được phân lập nuôi trong môi trường MP2 (Dịch chiết khoai tây (100 g), dịch chiết giá đậu xanh (100 g), đường glucose (20 g), agar (10 g), KH2PO4 (3 g), MgSO4.7H2O (1,5 g), vitamin B1 (10 mg)) sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với nuôi trong các môi trường MP1 (Dịch chiết khoai tây (200 g), đường glucose (20 g), agar (10 g)) và MP3 (Dịch chiết giá đậu xanh (200 g), đường glucose (20 g), agar (10 g)) với thời gian tơ nấm lan đầy môi trường ngắn nhất sau 5,54 ngày nuôi trong mùa khô và 7,55 ngày trong mùa mưa. Ở giai đoạn giống nấm rơm cấp 1, tơ nấm phát triển tốt nhất trong môi trường MC1-1 (Dịch chiết khoai tây (150 g), dịch chiết giá đậu xanh (50 g), đường glucose (20 g), agar (10 g), KH2PO4 (3g), MgSO4.7H2O (1,5 g), vitamin B1 (10 mg)) với thời gian tơ nấm lan đầy môi trường là 4,41 ngày trong mùa khô và 6,51 ngày trong mùa mưa. Ở giai đoạn giống nấm rơm cấp 2, tơ nấm phát triển tốt nhất trong môi trường MC2-2 (Rơm cắt nhỏ 2–3 cm + 5% cám gạo + 5% cám bắp + 1% đường) với thời gian tơ nấm lan đầy môi trường là 7,33 ngày trong mùa khô và 9,04 ngày trong mùa mưa. Ở giai đoạn giống nấm rơm cấp 3 tơ nấm phát triển tốt nhất ở môi trường MC3-3 (Rơm cắt nhỏ 5–8 cm + 7% cám gạo + 3% cám bắp + 1% đường), với thời gian tơ nấm lan đầy môi trường là 12,11 ngày trong mùa khô và 15,03 ngày trong mùa mưa. Mỗi giai đoạn giống có tỷ lệ nhiễm khác nhau, trong đó tỷ lệ nhiễm thấp nhất là ở giống cấp 1 (2,22–3,33%) và tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở giống cấp 3 (7,78–8,89%).

Từ khóa: môi trường dinh dưỡng, tơ nấm, giống nấm rơm, Volvariella volvacea

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3D.5399
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Lân Dũng, (2001), Công nghệ nuôi trồng nấm, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1.
  2. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn và Zani Federico, (1997), Nấm ăn - Cơ sở Khoa học và Công nghệ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  3. Lê Duy Thắng, (1997), Kỹ thuật trồng nấm, Nxb. Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, 1.
  4. Hà Cẩm Thu, Võ Thị Chi Diễm, Tô Xuân Truyền, (2011), Nghiên cứu phân lập và nhân giống nấm sò, nấm rơm, Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc lần II 2011, Hà Nội, 1–7.
  5. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm và Hoàng Minh Tấn, (2007), Sinh lý học thực vật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
  6. Ahlawat O. P and Tewari O., (2007), Cultivation technology of paddy straw mushroom (Volvaricea volvariella), National Research Centre for Mushroom (ICAR), Chambaghat, Solan – 173 213 (HP), INDIA.
  7. Akinyele B. J., Olaniyi O. O. and Arotupin D. J., (2011), Bioconversion of Selectnd Agricultural Wastes and Associated Enzymes by Volvariella volvacea: An Edible Mushroom. Research Journal of Microbiology, 1, 63–70.
  8. Chang S. T., (1969), A cytological study of spore germination of Volvariella volvacea, Bot Mag, 82, 102–109.
  9. Chang S. T. and Miles P. G., (2004), Mushrooms cultivation, nutrional value, medicinal effect, and environmental impact. New York, 451.
  10. Siu Wai Chiu, Moore D. and Shu Ting Chang, (1989), Basidiome polymorphism in Volvarielle bombycina, Mycological Research, 92(1), 69–77.
  11. Siu Wai Chiu and Moore. D., (1990), Development of Volvariella bombycina, Mycological Research 94(3), 327–337.
  12. Ukoima H. N., Ogbonnaya L. O., Arikpo G. E. and Ikpe F. N, (2009), Cultural Studies of Mycelia of Volvariella volvacea, Pleurotus tuber-regium and Pleurotus sajor-caju on Different Culture Media. Pakistan Journal of Nutrition, 7, 1052–1054.
  13. Wijesekera H. T. R., Wijesundera R. L. C. and Rajapakse C. N. K., (1996), Short communication hyphal interactions between Trichoderma viridae and Ganoderma boninense pat., The cause of coconut root and bole rot, Journal of the National Science Foundation of Sri Lanka 1, 155–201.