ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN BÒ CÁI LAI BRAHMAN TRONG NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu tiến hành ở 180 hộ chăn nuôi bò sinh sản với 351 con bò cái lai 75% máu Brahman đã đẻ. Kết quả cho thấy chăn nuôi bò tại địa bàn nghiên cứu mang đặc trưng quy mô nhỏ với trung bình 3,94 con/hộ, trong đó tỷ lệ bò cái sinh sản chiếm 45,9% tổng đàn; bò lai Brahman chiếm 98,3% tổng đàn. Chăn nuôi bò đã mang tính thâm canh: 73,9% số hộ áp dụng phương thức nuôi nhốt; 98% hộ có chuồng trại kiên cố; 92% hộ áp dụng thụ tinh nhân tạo. Nguồn thức ăn xơ thô chủ yếu cho bò mẹ là cỏ trồng và rơm lúa, các hộ sử dụng 34% diện tích đất nông nghiệp cho trồng cỏ nuôi bò; thức ăn tinh chính sử dụng cho bò cái sinh sản là cám gạo, bột ngô, lần lượt với 87,9% và 70,7% hộ sử dụng cho bò mang thai với 90,5% và 63,9% số hộ sử dụng cho bò mẹ sau khi đẻ. Tuy vậy, nguồn thức ăn giàu protein cho bò chưa được quan tâm. Tỷ lệ các hộ thực hiện các biện pháp quản lý chăm sóc như: tẩy giun, tắm chải, tiêm vắc-xin, theo dõi động dục, đỡ đẻ lần lượt là 77,8; 95,0; 97,2; 55,6; 90,6%. Đàn bò cái lai 75% máu Brahman tại địa bàn nghiên cứu có năng suất sinh sản tốt với thời gian phối giống thành công sau khi đẻ, khoảng cách lứa đẻ trung bình lần lượt là 3,56 và là 13,1 tháng. Với hệ thống chăn nuôi có tính thâm canh và năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Brahman tốt, nên xem xét sử dụng các giống bò chuyên thịt lai tạo với bò cái lai Brahman để tạo ra con lai có năng suất và chất lượng thịt tốt.

Từ khóa: Bò lai Brahman, hệ thống, năng suất sinh sản, Quảng Ngãi

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3D.5470
PDF (Vietnamese)

References

  1. Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2018), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
  2. Đinh Văn Cải (2006), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ.
  3. Đinh Văn Cải (2007), Nuôi bò thịt, kỹ thuật, kinh nghiệm và hiệu quả, Nxb. Nông Nghiệp.
  4. Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Lê Đức Ngoan và Timothy D. Searchinger (2016), Hiện trạng và kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ hệ thống nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ ở Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), 699–706.
  5. Đinh Văn Dũng, Lê Đức Ngoan, Lê Đình Phùng, Nguyễn Hữu Cường (2016), Ước tính hệ số phát thải khí mêtan từ đường tiêu hóa của bò thịt ở các hệ thống chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 126(3A), 189–199.
  6. Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Bình (2008), Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman và Droughtmaster ngoại nhập 3 lứa đầu nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng của bê sinh ra từ chúng, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi, Viện chăn nuôi, 5, 16–23.
  7. Hoàng Văn Trường, Nguyễn Tiến Vởn (2008), Kết quả nghiên cứu khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở Bình Định của bò thịt Brahman (nhập từ Cu Ba), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2, 33–37.
  8. Hoàng Văn Vinh, Hoàng Văn Trường, Đồng Thị Diệu Hiền, Đoàn Trọng Tuấn (2001), Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản của bò lai Brahman nuôi tại Bình Định, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999–2000, Phần chăn nuôi gia súc, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Thành phố Hồ Chí Minh, 220–280.
  9. Lê Đình Phùng, Đinh Văn Dũng, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Hải Quân, Dương Thanh Hải (2016), Hiện trạng và kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ hệ thống nuôi bò thịt thâm canh quy mô nông hộ ở Quảng Ngãi, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 17, 58–66.
  10. Lê Đình Phùng, Đinh Văn Dũng, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thế Thao, Timothy D. Searchinger, Nguyễn Hữu Cường (2016), Hiện trạng và kịch bản phát thải khí mêtan từ hệ thống nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ ở tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 126(3A), 43–52.
  11. Lê Đức Ngoan, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Vũ Chí Cương, Lê Thị Hoa Sen (2015), Hiện trạng và một số kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ ở đồng băng Sông Hồng: nghiên cứu trường hợp tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 5, 70–79.
  12. Nelson, R.A and R.A. Cramb (1998), Economics incentives for farmers in the Philipine uplands to adopt hedgerow inter-cropping, Environmental Management, 54, 83–100.
  13. Ngô Thị Diệu, Đinh Văn Dũng, Trần Quang Trung, Diệp Thị Lệ Chi, Nguyễn Xuân Bả (2016), Hệ thống chăn nuôi bò, khả năng sinh sản của bò cái lai và sinh trưởng của bê lai Zebu nuôi tại tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, 210, 70–77.
  14. Nguyễn Ngọc Hải, Chế Minh Tùng, Nguyễn Kiên Cường, Phí Như Liễu (2017), Đánh giá khả năng sinh sản và nghiên cứu ứng dụng giải pháp hormone để khắc phục bệnh chậm sinh ở bò Brahman thuần nhập nội, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi, Viện chăn nuôi, 76, 84–90.
  15. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Hữu Nguyên, Nguyễn Xuân Bả (2012), Nghiên cứu sử dụng một số hỗn hợp thức ăn giàu Protein cho bò Lai Brahman trong giai đoạn vỗ béo, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế,Chuyên san Nông Sinh Y, 71(2), 321–333.
  16. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Xuân Bả (2014), Khảo sát phương thức chăn nuôi bò hiện tại ở vùng gò đồi Quảng Trị, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Chuyên san Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 89(1), 205–215.
  17. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016), Ước tính lượng khí mêtan phát thải từ các hệ thống chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Quảng Nam và xây dựng một số kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ đường tiêu hóa của bò, Luận văn thạc sỹ.
  18. Nguyễn Xuân Bả, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Hữu Văn, Phạm Hồng Sơn, Hoàng Thị Mai, Trần Thanh Hải, Rowan Smith, David Parsons và Jeff Corfield (2015), Hiện trạng hệ thống chăn nuôi bò sinh sản trong nông hộ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 21, 107–119.
  19. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nxb. Nông Nghiệp.
  20. Parsons, D., P.A. Lane, L.D. Ngoan, N.X. Ba, D.T. Tuan, N.H. Van, D.V. Dung and L.D. Phung (2013), Systems of cattle production in South Central Coastal Vietnam, Livestock Research for Rural Development, 25(2): http://www.lrrd.org/.
  21. Phạm Văn Thanh (2016), Báo cáo kết quả dự án ứng dụng thụ tinh nhân tạo giống bò B.B.B với đàn bò cái nền lai Zebu nhằm nâng cao chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, 05/TKTNVP, Sở Khoa học và Công ngệ tỉnh Vĩnh Phúc.
  22. Savadogo, K., T. Reardon and K. Pietola (1998), Adoption of improved land use technologies to increase food security in Burkina Faso: Relating animal traction productivity and non-farm income, Agricultural Systems, 58, 441–464.
  23. Tổng cục thống kê (2018), Niên giám Thống kê, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
  24. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015–2020, Quyết định số 148/QĐ-UBND ngày 25/5/2015.