HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG XEN GIỐNG GỪNG DÉ (Zingiber officinale Rosc.) TRONG VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

initial years
intercropping
local ginger
rubber plantation
Thua Thien Hue trồng xen
giống gừng Huế
cao su kiến thiết cơ bản
Thừa Thiên Huế

Tóm tắt

Tại Thừa Thiên Huế việc trồng xen và quản lý giữa hàng cao su đang ở mức rất thấp; các diện tích trồng xen chủ yếu là các cây có giá trị kinh tế không cao. Giống gừng Dé là cây dược liệu bản địa đặc sản thuộc “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Nghiên cứu trồng xen gừng trong vườn cao su kiến thiết cơ bản ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế, được thực hiện với các mật độ: 36.600, 45.800 và 61.500 cây/ha. Tiến hành điều tra nông hộ về hiện trạng trồng xen; đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, hiệu quả kinh tế, lý hóa tính đất. Kết quả cho thấy trồng xen đang ở mức rất thấp, chủ yếu xen canh các loại cây có giá trị kinh tế không cao, sắn là cây được chọn trồng xen chiếm tỷ lệ 60,3%. Khoảng cách trồng xen gừng tối ưu là 30 × 40 cm, mật độ 45.800 cây/ha; cho năng suất và lợi nhuận cao nhất: 15,23 tấn/ha và 147,69 triệu đồng/ha. Việc trồng xen làm tăng độ xốp của đất 8,6–11,6% và tăng hàm lượng chất hữu cơ lên mức khá (1,51–1,60%). Vườn cao su trồng xen đều có các chỉ tiêu sinh trưởng đảm bảo khi tham chiếu với quy chuẩn chung.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3B.5993
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Ngọc Bình & Phạm Đức Tuấn (2002), Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), QCVN 01-149:2014/BNNPTNT: "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trồng, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản".
  3. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  4. Trần Phương Đông, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Hồ Lam & Hoàng Kim Toản (2018), Đánh giá hiện trạng sản xuất cao su tiểu điền tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 127(3B), 45–58.
  5. Nguyễn Minh Hiếu, Huỳnh Văn Chương, Trần Phương Đông, Hoàng Nguyễn Minh Đức, Bùi Xuân Tín, Lại Viết Thắng & Hồ Công Hưng (2011), Đánh giá hiệu qủa của việc phát triển cao su tiểu điền và ứng dụng công nghệ GIS để quản lý cao su trang trại tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài Khoa học công nghệ Cấp bộ 2009–2011.
  6. Nguyễn Huy Hoàng, Lê Quốc Thanh, Hoàng Tuyển Phương, Đỗ Thị Thu Trang, Nguyễn Hoàng Long & Lê Thị Liên (2014), Kỹ thuật trồng xen canh, luân canh lạc và đậu tương với cao su, Dự án “Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp giữa các nước chấu Á (ATIN)".
  7. Huỳnh Văn Khiết (2004), Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vườn cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại tỉnh Đăk Lăk, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
  8. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
  9. Nguyễn Tử Siêm & Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam – Thoái hóa và phục hồi, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  10. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – VRG (2015), Quy trình Thiết kế và Quản lý kỹ thuật vườn cao su xen canh.
  11. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2012), Quy trình kỹ thuật cây cao su, Nxb. Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
  12. Trần Thị Thúy, Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thúy Điệp, Phạm Văn Tuân, Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Văn Cường, Trịnh Thị Thanh Hương, Đặng Trọng Lương & Đỗ Tuấn Khiêm (2014), Nghiên cứu đánh giá, nhân giống và kỹ thuật trồng Gừng đá Bắc Kạn, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ 2012–2014, Viện Di truyền nông nghiệp.
  13. Hoàng Bích Thủy (2018), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất cao su tiểu điền tại Quảng Bình, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
  14. Hoàng Bích Thủy, Trần Thị Thu Hà & Nguyễn Minh Hiếu (2017), Ảnh hưởng của cây trồng xen đến vi sinh vật đất và sinh trưởng, phát triển của giống cao su RRIM 600 trên đất đỏ vàng tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 21(2).
  15. Viện nghiên cứu cây trồng Trung ương (2018), Kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
  16. Montgomery E.G. (1911), Correlation studies in corn, 24th Annual Report, Agricultural Experiment Station, Nebraska, Mo, USA, 108–159.
  17. Tate Leigh (2016), How To Grow Ginger: How to grow, harvest, use, and perpetuate this tropical spice in a non-tropical climate, Kindle Edition, Publisher by Kikobian.
  18. UPOV (1996), Guidelines for the conduct of tests for distinctness, uniformity and stability, ginger (Zingiber officinale Rosc.), Geneva, Switzeland.
  19. Zhen Xian Z., Yankui G. & Qi Z. (1996), Effects of shading on ultrastructure of chloroplast and microstructure of ginger leaves, Acta Horticulture Sinica, 26(2), 96–100.
  20. Dư địa chí Thừa Thiên Huế (2020), Mứt gừng Huế, khai thác từ: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Mut-gung-Hue/newsid/94EBACB4-9C74-4312-A016-C30FD93504E5/cid/92BBEC10-4332-44AA-BA31-6E1E546D56A5, ngày truy cập: 31/5/2020.
  21. Tạp chí cao su Việt Nam (2015), Trồng cây gì nâng cao hiệu quả sử dụng đất? khai thác từ: http://tapchicaosu.vn/2015/04/02/trong-xen-canh-cay-gi-de-tang-hieu-qua-su-dung-dat/, ngày truy cập: 10/5/2020.
  22. Nair K.P. (2019), Ginger Physiology. In: Turmeric (Curcuma longa L.) and Ginger (Zingiber officinale Rosc.), World's Invaluable Medicinal Spices. Springer, Cham, khai thác từ: https://doi.org/10.1007/978-3-030-29189-1_17, ngày truy cập: 12/6/2020.