HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KẾT HỢP THAN SINH HỌC (BIOCHAR) VÀ HỒ LỌC SINH HỌC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN SAU HẦM BIOGAS
PDF

Từ khóa

hầm biogas
nước thải chăn nuôi lợn
than sinh học
xử lý nước thải
hồ sinh học biogas digester
swine manure effluent
biochar
effluent treatment
removal performance

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của hệ thống kết hợp than sinh học (biochar) và hồ sinh học bèo tây (Eichhornia crassipes) trong việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau hầm biogas. Kết quả cho thấy nước thải đầu ra đạt quy chuẩn cho phép sau bảy giờ xử lý bằng hệ thống xử lý kết hợp. pH của nước thải luôn ổn định trong khoảng 6,9–7,2. Trong khi hiệu suất xử lý tổng phốt pho chỉ đạt 58,8% thì hiệu suất xử lý của các thông số ô nhiễm khác như BOD5, TSS, COD, tổng nitơ và amoni đều đạt hiệu quả khá cao, lần lượt là 83,6, 88,9, 69,3, 88,3 và 98,1%. Đáng chú ý là hiệu suất xử lý Coliform đạt gần 100%. Với thời gian xử lý ngắn và hiệu suất xử lý cao, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn kết hợp giữa than sinh học và hồ sinh học bèo tây có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3B.6024
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. APHA, AWWA, WEF (2017), Standard methods for the examination of water and wastewater, 23rd edition, Washington DC, USA.
  2. Hồ Bích Liên, Lê Thị Hiếu, Đoàn Duy Anh, Nguyễn Đỗ Ngọc Diễm, Vương Minh Hải, Lê Thị Diệu Hiền (2016), Hiệu quả xử lý nước thải sau biogas của hệ thống đất ngập nước kiến tạo ở thị xã Tân Uyên, Bình Dương, Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 5, 25–33.
  3. Lê Quốc Vĩ, Đồng Thị Thu Huyền, Phạm Đắc Tín, Trần Thị Hiệu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Việt Thắng (2020), Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas quy mô hộ gia đình khu vực đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp hấp phụ biochar kết hợp oxy hóa bậc cao (ozon), Tạp chí môi trường, 65(1), 16–28.
  4. Lê Văn Cát (2007), Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và phốt pho, Nxb. Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
  5. Lê Văn Nam, Dương Thanh Nghị, Lê Thị Kim Ngân (2017), Sử dụng các chỉ số để đánh giá chất lượng nước và phân loại mức độ phú dưỡng của vùng nước ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; 17(4), 490–497.
  6. Mai Thế Hào (2016), Chất thải trong chăn nuôi và biện pháp xử lý, Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  7. Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu (2013), Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas quy mô hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí KHCN Đại học Huế, 73(4), 83–91.
  8. Phan Công Ngọc (2013), Áp dụng và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas kết hợp hồ sinh học, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  9. QCVN 62-MT:2016/BTNMT (2016), Quy chuẩn quốc gia về nước thải nông nghiệp, Ngày 29/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  10. Seni Karnchanawong, Jaras Sanjit (1995), Comparative study of domestic wastewater treatment efficiencies between facultative pond and water spinach pond, Wat Sci Tech, 32(3), 263–70.
  11. Swedish Centec (2012), Summary Market Brief on Biogas in Vietnam, Báo cáo tổng kết chương trình Biogas Việt Nam.
  12. XiaoHong Zhang, Ye Wei, Min Li, ShiHuai Deng, Jun Wu, YanZong Zhang, Hong Xiao (2014), Emergy evaluation of an integrated livestock wastewater treatment system, Resources, Conservation and Recycling, 92, 95–107.
  13. Vũ Văn Hiểu, Nguyễn Minh Ngọc và Nguyễn Mỹ Hạnh (2013), Thực trạng xây dựng hầm biogas ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả bể biogas, Tạp chí Khoa học Kiến trúc – xây dựng, 12, 69–73.