ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ BAN ĐẦU VÀ CƯỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI TẢO Nannochloropsis oculata
PDF

Từ khóa

cường độ chiếu sáng
mật độ
vi tảo Nannochloropsis oculata density
light intensity
microalgae Nannochloropsis oculata

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ban đầu và cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng của vi tảo Nannochloropsis oculata. Tảo được nuôi trong can nhựa thể tích 20 L với ba mức mật độ ban đầu: 7,5 × 104 tb/mL (NT1); 8,5 × 104 tb/mL (NT2) và 9,5 × 104 tb/mL (NT3). Kết quả cho thấy tảo Nannochloropsis oculata nuôi ở mật độ 8,5 × 104 tb/mL đạt mật độ cực đại cao nhất ở ngày nuôi thứ 10, có pha cân bằng ổn định hơn hai nghiệm thức còn lại. Mật độ cực đại của ba nghiệm thức lần lượt là (205,82  ±  0,18) × 104;     (267,24  ±  0,37) × 104 và (259,18  ±  0,13) × 104 tb/mL. Thí nghiệm nuôi tảo ở ba mức cường độ chiếu sáng 2000 (NT1), 3000 (NT2) và 4000 lux (NT3) cho thấy tảo Nannochloropsis oculata ở cường độ chiếu sáng 3000 lux đạt mật độ cực đại sớm nhất ở ngày nuôi thứ 10 ((283,27  ±  0,05) × 104 tb/mL), có pha cân bằng ổn định. Trong khi đó, tảo nuôi ở cường độ chiếu sáng 4000 lux đạt mật độ cực đại (235,32  ±  0,11) × 104 tb/mL, thấp nhất ở cường độ 2000 lux ((226,12  ±  0,20) × 104 tb/mL).

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3B.6057
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Mạc Như Bình, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), Giáo trình kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản, Nxb. Đại học Huế.
  2. Đặng Tố Vân Cầm, Trình Trung Phi, Diêu Phạm Hoàng Vy, Lê Thanh Huân, Đặng Thị Nguyên Nhàn (2016), Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm, Tạp chí nghề cá Sông Cửu Long.
  3. Nguyễn Văn Công và Nguyễn Kim Đường (2014), Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng AGP, mật độ ban đầu, độ mặn và cường độ ánh sáng lên sự phát triển của vi tảo Thalassiosira weissflogii và thủ nghiệm nuôi thu sinh khối, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1, 209–217.
  4. Nguyễn Thị Thu Liên, Nguyễn Hồng Sơn, Hoàng Tấn Quảng và Lê Thị Tuyết Nhân (2018), Phân lập và tuyển chọn một số chủng tảo silic Skeletonena costatum từ vùng biển Thừa Thiên Huế làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản, Tạp chí Khoa học Đại học Huế , 127(3B), 97–108.
  5. Trần Vinh Phương, Lê Thị Tuyết Nhân, Nguyễn Văn Khanh, Phạm Thị Hải Yến, Nguyễn Văn Huy (2018), Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mật độ đến sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối trong điều kiện ánh sáng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế , 127(1C), 211–220.
  6. Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Hiền, Phan Xuân Bình Minh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trương Thị Chiên, Phạm Hương Sơn (2018), Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến quá trình nhân giống Spirulina platensis nước lợ phục vụ sản xuất sinh khối tại tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, 12, 45–49.
  7. Bùi Bá Trung, Hoàng Thị Bích Mai, Nguyễn Hữu Dũng, Cái Ngọc Bảo Anh (2009), Ảnh hưởng của mật độ ban đầu và tỷ lệ thu hoạch lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis oculata nuôi trong hệ thống ống dẫn trong suốt nước chảy liên tục, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 1/2009, 37–44.
  8. Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos (1996), Manual on the production and use of live food for aquaculture, FAO fisheries technical paper, 361, 11–12.
  9. Wikfors G. H., Ohno M. (2001), Impact of algal research in aquaculture, Journal of Phycology, 37, 968–974.