ĐO LƯỜNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Analytic Hierarchy Process
livelihood
Thua Thien Hue
fisheries
lagoon phương pháp phân tích thứ bậc
sinh kế
Thừa Thiên Huế
thủy sản
vùng đầm phá

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá tính bền vững sinh kế của hộ ngư dân nuôi trồng thủy sản tại vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã đưa ra được bốn nhóm tiêu chí để đo lường sinh kế bền vững gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách với 28 chỉ tiêu. Hệ số nhất quán ở nhóm nuôi chuyên canh, nhóm nuôi xen ghép và nhóm cá lồng lần lượt là 0,021–0,097, 0,014–0,055 và  0,019–0,077. Chỉ số phản ánh mức độ bền vững sinh kế cho các nhóm trên lần lượt là 0,462, 0,508 và 0,446, với chỉ số chung là 0,471. Mức độ sinh kế bền vững theo hộ là tương đối bền vững (42,3%), hơi bền vững (38,14%), khá bền vững (17,8%), và kém bền vững (1,69%). Phương pháp phân tích thứ bậc cho thấy nhóm hộ nuôi xen ghép có khả năng phát triển sinh kế bền vững tốt nhất. Cần chú trọng đầu tư phát triển mô hình nuôi thủy sản xen ghép để đảm bảo tính bền vững cho hệ thống phát triển thủy sản ở vùng đầm phá của Thừa Thiên Huế.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3B.6184
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Cao Lệ Quyên (2010), Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến nghề cá tại các vùng đầm phá ven biển, <https://www.mard.gov.vn/Pages/bien-doi-khi-hau-gay-anh-huong-lon-den-nghe-ca-tai-cac-vung-dam-pha-ven-bien-3151.aspx>, truy cập ngày 12/05/2010.
  2. Lê Hiếu Thảo (2017), Một số giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí công thương, 4, 4+5, 68–72.
  3. Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
  4. Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Tiến Dũng, Dương Ngọc Phước (2019), Đánh giá mức độ phục hồi sinh kế của ngư dân khai thác thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế sau ảnh hưởng của sự cố formosa năm 2016, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 128(3D), 53–65, DOI: 10.26459/hueuni-jard.v128i3D.5334.
  5. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2021), Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ 2021.
  6. Carney D. (ed.) (1998), Sustainable Rural Livelihoods: What contribution can we make? London: Department for International Development.
  7. Ellis F. (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries. Oxford University Press, pp. 2–24.
  8. Hahn M. B., Riederer A. M., Foster S. O. (2009), The livelihood vulnerability index: A pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change—A case study in Mozambique, Global Environmental Change, 19(1), 74–88.
  9. Neefjes K. (2000), Environments and Livelihoods: Strategies for Sust in bility, Oxfam, Oxford (Bản dịch tiếng Việt: Môi trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển bền vững, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008).
  10. Saaty T. L. (1980), The Analytical Hierarchy Process, McGraw-Hill, New York.
  11. Saaty T. L. (2008), Decision making with the Analytic Hierarchy Process, International Journal of Services Sciences, 1(1), 83–98. DOI: 10.1504/IJSSCI.2008.017590.
  12. Thomas L. Saaty & Luis G. Vargas (2008), Models, methods, Concept and Applications of the analytic Hierarchy Process, University of Pittsburg.