CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA QUẦN THỂ LOÀI RAU SẮNG (Melientha suavis Pierre) THEO SINH TRƯỞNG CHIỀU CAO TẠI CÙ LAO CHÀM, TỈNH QUẢNG NAM
PDF

Từ khóa

Rau sắng
sinh trưởng
phát triển
chiều cao
Cù Lao Chàm Melientha suavis
growth
development
height
Cu Lao Cham

Tóm tắt

Kết quả khảo sát về chiều cao thân cây trên 1.887 cá thể Rau sắng (Melientha suavis Pierre) ở tất cả các độ tuổi trong 66 ô tiêu chuẩn ứng với diện tích 200 m2, đại diện cho các dạng địa hình và trạng thái rừng cho thấy cách phân chia truyền thống theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2006 và năm 2018 về các giai đoạn phát triển của cây gỗ rừng trong kiểm kê tài nguyên chưa phản ánh đúng bản chất sinh học và cấu trúc quần thể cho đối tượng cây gỗ nhỏ và sinh trưởng chậm như loài Rau sắng. Từ đó, chúng tôi đề xuất tiêu chí phân chia các giai đoạn phát triển của loài Rau sắng theo chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao. Chu kỳ sống của loài Rau sắng được phân thành bảy giai đoạn thuộc ba thời kỳ: tái sinh, thành thục và quá thành thục. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất hướng quản lý và các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể cho tất cả các thời kỳ và giai đoạn phát triển của loài.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v131i3D.6621
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Langenberger, G. (2002), Note on the occurrence of Melientha suavis subsp. suavis (Opiliaceae) in the Phillipines, Flora Malesiana Bulletin, 13(I).
  2. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1–3.
  3. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 299–300.
  4. Soonthorn, K. (1995), Alalysis of community structure of Melientha suavis (Pak Waan Paa) forest nearby Huay Hin Dam village, Hod district, Chiangmai, Thai J. For, 14, 32–45.
  5. Teeka, Y., Nalinee, K., Thanakorn, L., Wanna, M. (2015), Determinants of Food Bank from Melientha suavis Pierre in a Rural Community in Phrae Province, Thailand, Environment and Natural Resources J., 13(2), 44–54.
  6. Pahol, S., Kanlaya, J., Chaipat, L., and Kanchana, U. (2020), Melientha suavis Pierre. Extract: Antioxidant and Sunscreen Properties for Future Cosmetic Development, Chiang Mai University Journal of Natural Sciences.
  7. Võ Văn Chi (2012), Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2, 544–545.
  8. Trần Minh Đức (2019), Thành phần loài thực vật trên cạn tại Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Hội thảo: Đa dạng sinh học trên cạn Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An - WWF và ECODIT đồng tổ chức, Hội An.
  9. Trần Ngọc Toàn, Bùi Văn Tuấn, Hoàng Quốc Huy, Trần Hữu Vỹ, Hà Thăng Long (2018), Nghiên cứu cấu trúc rừng và điều tra bổ sung thành phần loài thực vật bậc cao trên cạn trên các đảo thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tổng kết dự án; Mã số: GV_NC2018_CLC_01; Trung tâm GreenViet, Thành phố Đà Nẵng.
  10. Bộ NN&PTNT – Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & Đối tác (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương Công tác điều tra rừng ở Việt Nam.
  11. Bộ NN&PTNT (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
  12. Bộ NN&PTNT (2018), Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
  13. Hoàng Chung (2006), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
  14. Shannon, C. E., Wiener, W. (1963), The mathematical theory of communities, Illinois: Urbana University, Illinois Press.
  15. Cottam, G. and Curtis, J. T. (1956), The use of distance measurement in phytosocialogical sampling, J. Ecology, 37, 451–460.
  16. Odum, E. P. (1971), Fundamentals of Ecology, Third Edition, W. B. Saunders Co., Philadelphia, 1–574.
  17. Verma R. K. (2000), Analysis of species diversity and soil quality under Tectona grandis L.f. and Acacia atechu (L.f.) Wild plantations raised on degraded bhata land, Indian Journal of Ecology, 27(2), 98–105.
  18. Phạm Hồng Tính, Mai Sỹ Tuấn (2016), Phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học và phân bố của thảm thực vật thân gỗ rừng ngập mặn ven biển miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 38(1), 53–60.
  19. Lê Đức Tố (2002), Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm, Báo cáo tổng kết đề tài KC.09.12, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
  20. Ngô Thế Long, Nguyễn Thị Lệ Hằng, Nguyễn Đắc Triển, Trần Thành Vinh, Phạm Thanh Loan (2016), Đặc điểm cấu trúc rừng và mối quan hệ của Rau sắng (Melientha suavis Pierre) với các loài cây gỗ trong rừng núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 22, 119–123.