TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ CỦA DÊ NUÔI TẠI MỘT SỐ NÔNG HỘ Ở XÃ HỒNG KIM, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

ký sinh trùng

Hồng Kim
A Lưới
lây nhiễm parasites
goats
Hong Kim
A Luoi
infection

Tóm tắt

Mẫu phân được lấy trực tiếp từ trực tràng của 224 con dê nuôi ở 46 nông hộ với các thông tin về tuổi của dê, phương thức nuôi, loại thức ăn và tình hình tẩy ký sinh trùng cho dê. Trứng giun, sán được phát hiện bằng phương pháp phù nổi và lắng cặn; cường độ nhiễm được đánh giá bằng phương pháp đếm trứng McMater cải tiến; loài ký sinh trùng được xác định dựa trên đặc điểm của trứng khi soi dưới kính hiển vi. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đường tiêu hoá trung bình là 67,9%. Các yếu tố như thôn, phương thức nuôi, thức ăn, tình hình tẩy ký sinh trùng và tuổi của dê không ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm. Các lớp ký sinh trùng được xác định bao gồm giun tròn (40,6%), cầu trùng (26,3%) và sán lá (4,9%). Cường độ nhiễm các loài ký sinh từ 1 đến 3. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng trừ ký sinh trùng trên dê nhằm hạn chế lây lan sang các loài khác.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v132i3A.6941
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Trang thông tin điện tử A Lưới, https://aluoi.thuathienhue.gov.vn/?gd=21&cn=28&tc=1274. Truy cập ngày 20/03/2020.
  2. Blackburn, H. D., Paiva, S. R., Wildeus, S., Getz, W., Waldron, D., Stobart, R., Bixby, D., Purdy, P., Welsh, C., Spiller, S., Brown, M . (2011), Genetic structure and diversity among sheep breeds in the United States: identifification of the major gene pools, Journal of Animal Science, 8, 2336–2348.
  3. Lê Thị Xuân, Võ Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Hiện, Trịnh Tuyết Huệ, Nguyễn Hồ Phương Liên (2008), Giáo trình ký sinh trùng thực hành, Nxb. giáo dục.
  4. Haug, A., Williams, R. B., Larsen, S. (2006), Counting coccidial oocysts in chicken faeces: a comparative study of standard McMaster technique and a new rapid method, Veterinary Parasitol, 136, 233–242.
  5. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1996), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 164–534.
  6. Nguyễn Thị Lê (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
  7. Byron, L. B., and Michael, W. D. (2000), Pfizer atlas of veterinary clinical parasitology (internal parasite), The Gloyd Group, Inc. Wilmington, Delaware, Printed in the United States of America.
  8. Soulsby, J. L., Helminths (1982), Arthropods and protozoa of domesticated animals, Baillere Tindall, London, 7th edition.
  9. Trần Thị Thu Hồng, Hồ Lê Quỳnh Châu, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Dương Thị Hương, Nguyễn Văn Chào, Hoàng Hữu Tình, Trần Thị Na, Đinh Văn Dũng và Nguyễn Xuân Bả (2022), Hệ thống chăn nuôi dê trong nông hộ miền núi: xã hồng kim, huyện a lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Chăn Nuôi số 280.
  10. Vũ Đăng Đồng (2007), Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá của dê nuôi tại một số địa điểm thuộc phía bắc Việt Nam; một vài đặc điểm phát triển của Haemonchus contortus và hiệu lực thuốc tẩy, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp 1.
  11. Hạ Thúy Hạnh, Vũ Đăng Đồng (2003), Tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá của dê nuôi tại một số địa điểm phía Bắc Việt Nam, Khoa học kỹ thuật thú y, 10(1), 36–41.
  12. Urquhart, G. M., Armour, J., Duncan, J. L., Dunn, A. M. and Jennings, F. W. (1996), Veterinary parasitology, 2nd Edition, Blackwell Science Ltd., Oxford, 224–234.
  13. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2002), Bệnh ký sinh trùng ở đàn dê Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 72–87.
  14. Nguyễn Hữu Hưng (2020), Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở dê tại tỉnh Trà Vinh và thử nghiệm hiệu quả của thuốc tẩy trừ, Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y, Đại Học Cần Thơ.
  15. Mickiewwicz, M., Czopowicz, M., Kawecka-Grochocka, E., Moroz, A., Szalus-Jordanow, O., Varady, M., Konigova, A., Spinu, M., Gorski, P., Bagnicka, M., Khaing and Kaba, J. (2020), The first report of multidrug resistance in gastrointestinal nematodes in goat population in Poland, BMC Veterinary Research, 16–270. https://doi.org/10.1186/s12917-020-02501-5.
  16. Ghimire, Tirth Raj, Bhattarai, Namita (2019), A survey of gastrointestinal parasites of goats in a goat market in Kathmandu, Nepal, Journal of Parasitic Diseases. doi:10.1007/s12639-019-01148.
  17. Balicka-Ramisz A., Ramisz A., Vovk S., Snitynskyj V. (2012), Prevalence of coccidia infection in goats in Western Pomerania (Poland) and West Ukraine region, Ann Parasitol, 58(3), 167–171.
  18. Silva LMRd, Vila-Vic¸osa MJM, Nunes T., Taubert A., Hermosilla C., Cortes HCE (2014), Eimeria infections in goats in Southern Portugal, Rev Bras Parasitol Vet., 23(2), 280–286.
  19. Kaur S., Singla L., Sandhu B., Bal M., Kaur P. (2019), Coccidiosis in goats: pathological observations on intestinal developmental stages and anticoccidial efficacy of amprolim, Indian J Anim Res, 53(2), 245–249.
  20. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1996), Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc gia cầm, Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, 117–170.