ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH CÂY TRỒNG BƯỞI THANH TRÀ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

GIS
AHP
land suitability
pomelo
Phong Dien district GIS
AHP
đánh giá thích hợp
bưởi Thanh Trà
huyện Phong Điền

Tóm tắt

Huyện Phong Điền nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, trải rộng trên cả ba vùng: núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển. Việc chọn cây trồng chuyên canh thích hợp là cây bưởi Thanh Trà và đầu tư trồng trọt với sản lượng đạt hiệu quả kinh tế, tính đến thành phẩm để tạo sản phẩm thương hiệu cho huyện là điều cần thiết. Nhằm xác định vùng chuyên canh trồng cây bưởi Thanh Trà theo hướng bền vững ở huyện Phong Điền, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ GIS và AHP và đánh giá thích nghi đất đai theo bốn cấp độ: Rất thích hợp (S1), Thích hợp (S2), Ít thích hợp (S3) và Không thích hợp (N). Chúng tôi đã xây dựng được bản đồ đơn tính (loại đất, thành phần cơ giới đất, độ dốc, tầng dày, độ phì, tưới tiêu) và thành lập được 111 đơn vị bản đồ đất đai trên tổng diện tích 95.375,1 ha của vùng và xây dựng bản đồ phân vùng thích hợp đất trồng cây bưởi Thanh Trà. Trong số đơn vị bản đồ đất đai thì tám đơn vị đạt mức thích hợp S1, 40 đơn vị đạt mức thích hợp S2 và 32 đơn vị nằm ở mức không thích hợp N. Các đơn vị bản đồ này giúp các nhà hoạch định ra quyết định lựa chọn phương án bố trí sử dụng đất đai phù hợp.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v132i3B.7121
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Số liệu thống kê kinh tế xã hội huyên Phong Điền (2021) [Online], Available: https://phongdien.thuathienhue.gov.vn/.
  2. Hoàng Tấn Quảng, Phạm Thị Thanh Phượng, Nguyễn Văn Trung, Trương Thị Bích Phượng, Nguyễn Hoàng Lộc (2011), Đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của bưởi Thanh Trà (Citrus Grandis (L.) Osbeck) tại các vùng khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
  3. Phạm Công Luân (2016), Ứng dụng GIS và phân tích thứ bậc đánh giá thích nghi đất đai cho cây Thanh Long tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2016, 188–194.
  4. Ngô Quang Phú, Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Phúc Khoa (2015), Đánh giá thích hợp đất đai đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Tây Hoà, tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Khoa học Tự Nhiên, 103(4), 155–165.
  5. Đỗ Như Hiệp (2021), Ứng dụng GIS xây dựng thử nghiệm cơ sở dữ liệu đê điều phục vụ quản lý đất đai ở Hải Phòng, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
  6. Hội Khoa học đất Việt Nam (2015), Sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 60/2015/TT–BTNMT, Quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.
  8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998), Quyết định số 180/1998/QĐ-BNN-KHCN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành, 10TCN 343-98, Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp.
  9. ISSS/ISRIC/FAO (1998), World Reference Base for Soil Resources, World Soil Resources reports 84, Rome.
  10. FAO (1993), Land evaluation, Part III, crop requirements, Rome.
  11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, phân hạng đánh giá đất đai, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.
  12. Saaty, R. W. (1987), The analytic hierarchy process—what it is and how it is used, Mathematical modelling, 9(3–5), 161–176.
  13. Huỳnh Văn Chương (2007), Land suitability analysis for selected crops development using GIS and multi-criteria approach in Central Vietnam: Case study in Thua Thien Hue province, PhD dissertation submitted to Humboldt University of Berlin, Germany.
  14. Nguyễn Văn Bình (2017), Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Việt Nam.