ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÁY GPS HAI TẦN RTK COMNAV TRONG XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ PHỤC VỤ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ HẢI BA, HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
PDF

Từ khóa

GNSS
GPS
Hai Ba
RTK
2-frequency GNSS
GPS
Hải Ba
RTK
hai tần

Tóm tắt

Với mục tiêu xác định và thành lập lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính sử dụng công nghệ máy GPS hai tần RTK Comnav tại xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đã sử dụng các số liệu và tài liệu liên quan kết hợp với đo đạc lưới khống chế bằng máy RTK Comnav. Đến năm 2021, chúng tôi đã thành lập được 20 điểm lưới địa chính cấp I, II và tạo ra 36 tờ bản đồ địa chính với tỷ lệ 1:2.000 tại xã Hải Ba. Lưới khống chế địa chính ở đây hình thành từ 14 cặp điểm lưới đo vẽ. Kết quả bình sai lưới khống chế như sau: Sai số trung phương trọng số đơn vị là ±1 m, sai số vị trí điểm lớn nhất là 0,008 m (điểm K3) và nhỏ nhất là 0,005 m (điểm K13). Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh và phương vị cạnh lần lượt là 1/825875–1/21564 và 0,17–9,87". Sai số trung phương chênh cao dao động trong khoảng 0,007–0,032 m. Tất cả các sai số này đều nằm trong giới hạn cho phép theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng công nghệ RTK Comnav trong việc đo đạc lưới khống chế trắc địa tại tỉnh Quảng Trị.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v132i3D.7146
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Vi Mạnh Sinh (2019), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS xây dựng lưới khống chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính trên địa bàn xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
  2. Lê Thanh Hiệp, Trần Cao Đệ, Võ Quang Mỉnh và Roãn Ngọc Chiến (2013), Đánh giá hiệu quả của phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính sử dụng công nghệ GPS động so với máy toàn đạc điện tử, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về công nghệ thông tin năm 2013, Trường Đại học Cần Thơ.
  3. Bùi Thị Kiên Trinh, Weimeng, Đoàn Văn Chinh (2019), Đánh giá khả năng ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu bắc đẩu trong xây dựng lưới khống chế trắc địa, Chuyên san Kỹ thuật Công trình đặc biệt - Số 3/Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Số 204 (12-2019), Học viện Kỹ thuật Quận sự.
  4. Lê Hùng Chiến và Nguyễn Minh Thanh (2017), Nghiên cứu xây dựng lưới toạ độ địa chính, phục vụ thực hành, thực tập, quản lý đất đai tại trường Đại học Lâm nghiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 1, 111–117.
  5. UBND xã Hải Ba (2021), Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2021 xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2008, Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1/2.000, 1:5.000 và 1:10.000, Hà Nội.
  7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính, Hà Nội.
  8. Nguyễn Văn Bình (2021), Bài giảng Trắc địa cao cấp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế.