TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHỤ PHẨM CÂY TRỒNG VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

chất lượng đất
đất trồng lúa
phụ phẩm cây trồng
sử dụng đất
huyện Quảng Điền paddy soil
crop residues
land use
rice
soil quality
Quang Dien district

Tóm tắt

Sử dụng phụ phẩm cây trồng để nâng cao chất lượng đất và giảm ô nhiễm môi trường là cần thiết. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2023 để khảo sát tình hình sử dụng phụ phẩm cây trồng và một số tính chất hoá học của đất trồng lúa. Trên cơ sở đó, chúng tôi đánh giá chất lượng đất và đề xuất giải pháp nâng cao năng suất lúa và hướng sử dụng đất trồng lúa hiệu quả. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua 60 phiếu điều tra, thu thập mẫu đất và phân tích một số tính chất hoá học của đất theo các phương pháp tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy nguồn phụ phẩm cây trồng thải ra trung bình hàng năm tại huyện Quảng Điền gồm 60.000 tấn rơm rạ, 345 tấn vỏ lạc và 12.491 tấn vỏ trấu. Phụ phẩm cây trồng được sử dụng chủ yếu cho các mục đích khác nhau như đốt trên ruộng (7–100%), làm than sinh học (13–40%) và phân bón (7–13%). Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng lúa dao động từ mức nghèo đến trung bình. Cần các biện pháp bón phân cân đối và hợp lý, tận dụng nguồn phụ phẩm cây trồng để hoàn trả lại dinh dưỡng cho đất trong thời gian tới.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v132i3B.7188
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Lê Quốc Hùng, Dương Ngô Thành Trung và Nguyễn Văn Toàn (2020), Nghiên cứu năng suất hạt và tiềm năng sinh khối cây lúa và một số định hướng ứng dụng, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(8), 570–579.
  2. Dang Thi Thuy Nhung, Tran Hoa, Nguyen Thuy Ai Trinh, Dang Van Phu, Phan Dinh Tuan and Nguyen Quoc Hien (2017), Synthesis of silica nanoparticles from rice husk ash, Science and Technology Journal, 20, 50–54.
  3. UBND huyện Quảng Điền (2022), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Quảng Điền.
  4. Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant (2009), PRA-Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân, Nxb. Nông nghiệp.
  5. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998), Sổ tay phân tích nước, phân bón và cây trồng. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  6. Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt và Kjeld Ingvorsen (2014), Uớc tính lượng và các biện pháp xử lý rơm rạ ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32, 87–98.
  7. IRRI (2020), The value of sustainable rice straw management. https://www.irri.org/ rice-straw-management, Retrieved from on 17 Feb, 2020.
  8. Nguyễn Hữu Chiếm, Huỳnh Công Khánh, Nguyễn Xuân Lộc và Đinh Thị Việt Huỳnh (2017), Đánh giá và so sánh tính chất lý-hóa học đất trồng lúa trong và ngoài đê bao khép kín tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2017(1), 86–92.
  9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Quy định về kỹ thuật điều tra đánh giá đất đai, Thông tư 60/2015/TT-BTNMT.
  10. Đỗ Thành Nhân, Lại Đình Hòe, Nguyễn Thị Thương, Huỳnh Thanh Trà My, Lê Đức Dũng, Lê Hồng Ân, Nguyễn Đức Chí Công và Trần Thu Nga (2020), Tính chất vật lý và hóa học của đất canh tác lúa hàng hóa khu vực miền Trung. http://www.asisov.org.vn/cac-bai-trong-vien/tinh-chat-vat-ly-va-hoa-hoc-cua-dat-canh-tac-lua-hang-hoa-khu-vuc-mien-trung-887.html. Truy cập 10-3-2020.
  11. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  12. Dobermann, A. and Fairhurst, T. (2000), Rice: nutrient disorders and nutrient management, IRRI. Philippine.