TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT VỚI HỢP TÁC XÃ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ HOÀ MỸ TÂY, HUYỆN TÂY HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN

Từ khóa

Propensity score matching, probit rice production, income from rice, rice production and market linkage Hộ trồng lúa, liên kết tiêu thụ lúa, ghép điểm xu hướng, probit, thu nhập từ trồng lúa

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng liên kết giữa các nông hộ trồng lúa và hợp tác xã, đồng thời phân tích tác động của liên kết này đến kết quả sản xuất lúa tại xã Hoà Mỹ Tây, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên. Kết phân tích bằng phương pháp ghép điểm xu hướng (PSM) trên 135 hộ có liên kết với hợp tác xã và 78 hộ không tham gia liên kết cho thấy, trong mối liên kết nông hộ - hợp tác xã, các nội dung hoạt động liên quan đến chia sẻ trao đổi thông tin thị trường, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và hỗ trợ tiếp cận nguồn đầu vào được các nông hộ đánh giá cao. Các yếu tố như tuổi tác, số năm đến trường, diện tích trồng lúa và cơ cấu thu nhập từ trồng lúa trong tổng thu nhập của hộ ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia vào liên kết với hợp tác xã. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy những hộ có liên kết trong sản xuất lúa được nhiều lợi thế hơn về mặt tiếp cận kỹ thuật sản xuất và giá bán sản phẩm so với hộ không tham gia liên kết, từ đó đạt được thu nhập bình quân cao hơn so với hộ không tham gia liên kết.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v133i3B.7291

Tài liệu tham khảo

  1. Lê Thị Kim Oanh và Nguyễn Quang Tín (2021), Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 16, 124–132.
  2. Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ ngành kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
  3. Vũ Thị Hằng Nga và Trần Hữu Cường (2020), Một số lý luận về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(3), 230–237.
  4. Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Phượng Lê (2021), Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(10), 1304–1312.
  5. Hồ Thanh Thuỷ (2017), Vai trò của liên kết trong sản xuất nông sản, Tạp chí Giáo dục lý luận, 296, 36–40.
  6. Phạm Ngọc Anh (2015), Phát triển liên kết trong tiêu thụ rau quả của Công ty TNHH MTV Hưng Việt, Luận văn thạc sỹ Kinh tế thương mại và Quản trị Kinh doanh thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
  7. Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Hữu Ngoan, Vũ Tiến Vượng, và Tô Thế Nguyên (2022), Tác động của liên kết đến sản xuất và tiêu thụ chè của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(5), 686–694.
  8. Cao Đình Lành, Nguyễn Sơn Hải (2021), Thực trạng về hợp đồng tiêu thụ nông sản tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong quá trình hoàn thiện, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn,130(6C), 15–23.
  9. Cochran, W. G. (1963), Sampling Technique, 2nd Edition, John Wiley and Sons Inc., New York.
  10. Phạm Quốc Hoàn, Nguyễn Viêt Tuân, Trương Quang Hoàng, Hồ Lê Phi Khanh (2023), Yếu tố ảnh hưởng và tác động sản xuất lúa xác nhận đến thu nhập của nông hộ trồng lúa tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 7, 213–223.
  11. Trần Quốc Nhân (2020), Ứng dụng phương pháp ghép điểm xu hướng (psm) đánh giá tác động của việc tham gia hợp tác xã đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(2), 138–146.
  12. Salam, M. A. and Sarker, M. N. I. (2023) , Impact of hybrid variety adoption on the performance of rice farms in Bangladesh: A propensity score matching approach, World Development Sustainability, 2, 100042. https://doi.org/10.1016/j.wds.2023.100042.
  13. Hoken, H. and Su, Q. (2018), Measuring the effect of agricultural cooperatives on household income: Case study of a rice‐producing cooperative in China, Agribusiness, 34(4), 831–846.
  14. Jemimah Njukia, Susan Kaariab, Angeline Chamunorwac, and Wanjiku Chiuri (2011), Linking smallholder farmers to markets, gender and intra-household dynamics: Does the choice of commodity matter?, The European Journal of Development Research, 23, 426–443.
  15. Huỳnh Lê Tấn Phát, Trần Quốc Nhân (2022), Ảnh hưởng của việc tham gia liên kết đến kết quả sản xuất của nông dân trồng lúa ở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(5), 677–685.
  16. Awotide, B. A., Karimov A. A, and Diagne, A (2016), Agricultural technology adoption, commercialization and smallholder rice farmers’ welfare in rural Nigeria, Agricultural Food Economics, 4, 1–24.
  17. Goletti, F., Ahmed R., and Farid N. (1995), Structural determinants of market integration: The case of rice markets in Bangladesh, The Developing Economies, 33(2), 196–198.
  18. Amber Gul, Wu Xiumin, Abbas Ali Chandio, Abdul Rehman, Sajid Ali Siyal, Isaac Asare (2022), Tracking the effect of climatic and non-climatic elements on rice production in Pakistan using the ARDL approach, Environmental Science Pollution Research, 1–15. https://doi.org/10.1007/s11356-022-18541-3.