PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 TẠI HỢP TÁC XÃ PHÚ HỒ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Từ khóa

các bên liên quan
hợp tác xã kiểu mới
Thừa Thiên Huế
vai trò stakeholders
new type cooperative
Thua Thien Hue
role

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo luật hợp tác xã (HTX) năm 2012. Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để mô tả dữ liệu nghiên cứu và dùng sơ đồ Venn để phân tích mối quan hệ giữa HTX và vai trò các bên tham gia. Kết quả cho thấy, HTX Phú Hồ là đơn vị đầu tiên của huyện vận hành theo luật HTX năm 2012 và đã có những bước cải tiến trong quản lý sản xuất giúp phát triển thương hiệu gạo Phú Hồ. Kết quả cũng cho thấy các bên liên quan tham gia vào sự phát triển của HTX đều đóng vai trò quan trọng nhưng ở các mức độ khác nhau. Theo nhiệm vụ và chức năng quản lý, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện đóng vai trò quan trọng nhất, giúp HTX trong việc định hướng và thúc đẩy HTX có những chiến lược phát triển tốt. Trong tương lai việc liên kết các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chiến lược lâu dài đối với HTX. Chính quyền địa phương, đặc biệt Uỷ ban nhân dân xã cần ưu tiên chính sách hỗ trợ HTX, tập trung hướng đến tiếp cận chuyển đổi số HTXNN phù hợp với xu thế thị trường theo chỉ thị số 19/CT-TTg năm 2023 nhằm xây dựng mô hình HTXNN thông minh, hiện đại và thương mại hoá.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v133i3B.7421

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Năng Nam (2011), Phát triển kinh tế nông hộ theo hướng bền vững ở nước ta hiện nay, Tạp chí khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, 6(2), 2011.
  2. Anh Tùng (2019), Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, Báo Ninh Thuận, (296), 3701–3712.
  3. Lê Thanh An, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Đại Vui (2021), Quản lý Nhà nước về Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Quản lý và Kinh tế, (17), 2021.
  4. Venn, J. (1880), On the diagrammatic and mechanical representations of propositions and reasonings, The London, Edinburgh, and Dublin Philosophical Magazine and Journal of Science, 9(59), 1–18.
  5. Nguyễn Thị Thuỳ Linh (2020), Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Sơn La theo Luật Hợp tác xã 2012, Tạp chí khoa học trường Đại học Tây Bắc, (21), 96–101.
  6. Doãn Thị Vân Anh (2014), Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  7. Nguyễn Trần Tiểu Phụng và Lê Thị Hoa Sen (2020), Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 5(2), 2430–2440.
  8. Nguyễn Phi Long (2017), Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  9. Huỳnh Thị Hồng Thư (2019), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý của ban quản lý các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiểu Cần, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh.
  10. Phạm Lê Thông, Huỳnh Việt Khải, Tống Yên Dân, Huỳnh Thị Đan Xuân và Khổng Tiến Dũng (2010), Phân phối hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài khoa học cấp Bộ, trường Đại học Cần Thơ.
  11. Dương Ngọc Thành, Nguyễn Công Toàn và Hà Thị Thu Hà (2018), Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 54(4D), 212–219.