ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CANH TÁC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY RAU MÁ (Centella asiatica (L.) Urban) NUÔI CẤY MÔ TẠI XÃ QUẢNG THỌ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Centella
in vitro propagation
planting density
Quang Tho commune nuôi cấy mô
mật độ trồng
Quảng Thọ
rau má

Tóm tắt

Xã Quảng Thọ là địa phương có diện tích trồng rau má lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích khoảng 70 ha, trong đó có 52 ha rau má được sản xuất theo quy trình Vietgap. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát các đặc điểm hình thái, sinh trưởng và năng suất của cây rau má có nguồn gốc nuôi cấy mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng của cây rau má nuôi cấy mô không có sự khác biệt quá lớn so với cây rau má giâm hom tự nhiên hay từ hạt, cây có lá nhỏ hơn và độ đồng đều cao hơn. Cây rau má nuôi cấy mô có các chỉ tiêu về hình thái lá, sinh trưởng, bệnh đốm lá và năng suất tốt nhất khi được trồng vào vụ xuân (khoảng 10-20/2) với mật độ trồng trung bình (25 cây/m2), năng suất đạt 6,13 tấn/ha và có tỷ lệ bệnh đốm lá thấp (12,01% sau 14 ngày theo dõi). Khoảng cách giữa các lần thu hoạch của cây rau má nuôi cấy mô là 25-28 ngày cho năng suất cao nhất (tổng năng suất đạt 2,10 kg/m2). Từ các kết quả thu được, nghiên cứu đã góp phần xây dựng quy trình trồng cây rau má có nguồn gốc nuôi cấy mô để sản xuất rau má theo hướng hữu cơ, giúp tăng giá trị kinh tế của loại cây này.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v133i3A.7422
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Sun, B., Wu L., Wu Y., Zhang C., Qin L., Hayashi M., Kudo M., Gao M., Liu T. (2020), Therapeutic potential of Centella asiatica and its triterpenes: A review, Front Pharmacol, 11, pp. 568032. 10.3389/fphar.2020.568032
  2. Trương Thị Hồng Hải, Phạm Thị Diễm Thi, Hoàng Tấn Quảng, Nguyễn Quang Cơ (2023), Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây rau má (Centella asiatica L.) tại Quảng Thọ, Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 132(3D), 25–36.
  3. Nguyễn Hoàng Lộc (2013), Nuôi cấy mô và tế bào thực vật-Các khái niệm và ứng dụng, Nxb. Đại học Huế.
  4. Kumar, M. S. (2017), Rapid in vitro multiplication of Centella asiatica ( L ). Urban through multiple shoots from leaf explants, European Journal of Biotechnology and Bioscience, 5, 41–47.
  5. Das, R., Hasan M., Hossain, Rahman M. A. (2013), Micropropagation of Centella asiatica L. An Important Medicinal Herb, J Progressive Agriculture, 19, 51–56.
  6. Hoàng Hải Lý, Đỗ Đình Thục, Hồ Công Hưng (Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất và chất lượng của cây rau má (Centella asiatica L.), Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 7, 3765–3772.
  7. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Quang Cơ, Trương Thị Hồng Hải (2023), Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây rau má (Centella asiatica) Quảng Thọ, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 132(3B), 111–123.