ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CANH TÁC DỪA TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

Từ khóa

Phu Quoc island
coconut trees
coconut varieties
economic efficiency cây dừa
đảo Phú Quốc
giống dừa
hiệu quả kinh tế

Tóm tắt

Cây dừa (Cocos nucifera L.) là cây trồng quan trọng ở các vùng biển đảo, được trồng phổ biến ở hơn 30.000 hòn đảo trên thế giới với nhiều giá trị sử dụng và là sinh kế của người nông dân. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng canh tác dừa tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn nông hộ. Kết quả cho thấy, cây dừa được trồng tập trung tại xã Cửa Dương và xã Cửa Cạn với diện tích từ 0,2 đến 0,8 ha/hộ, chủ yếu là hình thức chuyên canh với hai nhóm giống dừa phổ biến là lấy dầu và uống nước. Giống dừa lấy dầu có độ tuổi từ 1 đến 15 năm, thời gian ra hoa từ 4,0 đến 5,0 năm sau trồng và năng suất từ 40 đến 60 quả/cây/năm. Giống dừa uống nước có độ tuổi dưới 10 năm, thời gian ra hoa từ 3,0 đến 4,0 năm sau trồng và năng suất từ 50 đến 100 quả/cây/năm. Hình thức bán quả dừa tại đảo Phú Quốc chủ yếu là uống nước với số lần thu hoạch từ 10 đến 15 lần/năm. Chi phí chăm sóc vườn dừa trong thời kỳ kinh doanh chủ yếu dưới 10 triệu đồng/ha/năm với lợi nhuận đa số dưới 20 triệu đồng/ha/năm.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v133i3B.7470

Tài liệu tham khảo

  1. Nayar, N. M. (2016), Does the coconut have a future? Keynote address. In: Chowdappa P et al. (eds) Abstracts of third international symposium on coconut research and development, The Central Plantation Crops Research Institute, Kasaragod, India.
  2. Jonas, L. A., Thatheva, S., Žiga M., Peter, H. V., Jasper, V. (2023), Climate change impacts on tree crop suitability in Southeast Asia, Regional Environmental Change, 23(117),1–14.
  3. Alouw, J. C., Wulandari, S. (2020), Present status and outlook of coconut development in Indonesia, IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 418, 012035.
  4. FAO (2022), World Food and Agriculture – Statistical Yearbook 2022, Rome, , p. 158.
  5. Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Nguyễn Đoàn Hữu Trí, Nguyễn Thị Mai Phương, Lưu Quốc Thắng, Phạm Phú Thịnh, Lê Công Nông, Dương Xuân Diêu, Trần Thị Hoàng Đông và Trần Đăng Hoà (2022), Cây dừa - Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và chế biến, Nxb. Nông nghiệp.
  6. Nguyễn Văn Tý, Lê Huy Bắc (2004), Phẫu diện đất tại Phú Quốc (VN 63), Viện Thổ nhưỡng Nông hoá.
  7. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2017), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Phú Quốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Số 63/QĐ-UBND ngày 11 tháng 1 năm 2017.
  8. Trạm Khuyến nông thành phố Phú Quốc (2024), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
  9. Sevilla, C. G. (2004), Research Methods, Metro Manila: Rex Printing Company, Inc.
  10. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2022), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Số 1841/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2022.
  11. Khan, H. H., Sankaranarayanan, M. P., Narayana, K. B. (1979), Characteristics of coconut belts of India: Morphology, some physico-chemical characteristics and taxonomy, In: Nelliat EV, Ranganathan V, Vishveshwara S, Potti SN, Krishna Murthy Rao W, Zachariah PK (eds), Proceedings of PLACROSYM-1, Indian Society for Plantation Crops, Kasaragod, 54–79.
  12. Reynolds, S. G. (1995), Pasture cattle coconut systems, Food and Agriculture Organisation of United Nations in Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand, p. 668.
  13. Nelliat, E. V., Bavappa, K. V. A., Nair, P. K. R. (1974), Multi-storeyed cropping - a new dimension in multiple cropping for coconut plantations, World Crops, 26(6), 262–266.
  14. Mialet-Serra, I., Bonneau, X., Mouchet, S., Kitu, W. T. (2001), Growth and yield of coconut-cacao intercrops, Experimental Agriculture, 37, 195–210.
  15. Satyabalan, K. (1997), Coconut varieties and cultivars – their classification, Asian Pacific Coconut Community, Jakarta, Indonesia, 105.
  16. Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hâu, Lê Thanh Phong (2005), Giáo trình Cây đa niên, Phần II: Cây công nghiệp, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ, 3–47.
  17. Đặng Xuân Nghiêm (1991), Cây dừa, Nxb. Nông nghiệp, 152 trang.
  18. Phạm Thị Lan, Võ Văn Long, Nguyễn Thị Bích Hồng, Lưu Quốc Thắng, Phạm Phú Thịnh, (2010), Nghiên cứu hòan thiện các dữ liệu khoa học của bốn giống dừa bản địa làm cơ sở xin công nhận giống, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
  19. Phan Thanh Hải, Nguyễn Tấn Hưng, Hoàng Vinh, Bành Quốc Trịnh, Lê Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh (2017), Nghiên cứu chọn giống và biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dừa ở các tỉnh miền Trung, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ.
  20. Nguyễn Thị Bích Hồng (2008), Nghiên cứu chọn tạo một số giống dừa mới có năng suất, có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến và xuất khẩu, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
  21. Manikantan M. R., Pandiselvam R., Beegum S., Mathew A. C. (2018), Harvest and Postharvest Technology, In Nampoothiri, K. U. K. (Ed.), The Coconut Palm (Cocos nucifera L.) - Research and Development Perspectives, Springer Nature Singapore.
  22. Thamban C., Mathew A. C., Muralidharan K., Subramanian P., Singh V. T., Madhavan K. (2011), Coconut climbing methods and devices: a participatory analysis of constraints and strategies, Journal Plant Crops, 39, 45–47.
  23. Rethinam P. (2005), Increase coconut productivity through soil moisture conservation in coconut plantations, Coco Info International, 12(2), 5–9.