HIỆU QUẢ TRỒNG SẮN Ở CÁC VÙNG SẮN NGUYÊN LIỆU TỈNH ĐẮK LẮK

Từ khóa

sắn
hiệu quả
Tây Nguyên
Đắk Lắk
vùng cao cassava
efficiency
Dak Lak
central highlands

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng sắn ở các vùng sắn nguyên liệu của tỉnh Đắk Lắk thông qua dữ liệu được thu thập từ phỏng vấn sâu 12 người am hiểu và khảo sát 364 hộ ở hai huyện Ea Kar và Krông Bông. Phân tích thống kê mô tả và hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả cho thấy gần 90% hộ nghiên cứu chưa đầu tư đúng mức cho trồng sắn do có quan điểm sắn là cây cho người nghèo và là cây dễ trồng. Tuy nhiên, năng suất sắn vẫn đạt mức trung bình so với cả nước với khoảng 20 tấn/ha. Tỷ suất lợi nhuận từ trồng sắn khá cao tương ứng với                    2,79 lần (Ea Kar) và 4,27 lần (Krông Bông). Trong phạm vi nghiên cứu này, hộ càng đầu tư vào trồng sắn thì tỷ suất lợi nhuận thu được càng thấp. Giống, địa hình, đất đai, thời tiết là các yếu tố chính quyết định thu nhập của hộ từ trồng sắn và các yếu tố về quy mô, mức độ đầu tư, sự liên kết với thương lái và địa hình đất đai là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ suất lợi nhuận trồng sắn.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v133i3C.7560

Tài liệu tham khảo

  1. Tô Xuân Phúc (2015), Phát triển sắn và bảo vệ rừng: Góc nhìn từ chính sách quốc gia, thị trường quốc tế và sinh kế người dân. https://nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/08/PAN_FT_Seminar_CassavavsForestProtection_Report_17072015_Final.pdf.
  2. Bộ Công Thương (2015), Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 1,3 tỷ USD. https://congthuong.vn/nam-2023-xuat-khau-san-va-san-pham-san-thu-ve-13-ty-usd 298709.html#:~:text=T%C3%ADnh%20ri%C3%AAng%20m%E1%BA%B7t%20h%C3%A0ng%20s%E1%BA%AFn,9%25%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%202022.
  3. Tổng cục Thống kê (2023), Niên giám thống kê: Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, Hà Nội: Tổng cục thống kê Việt Nam, 463–1034.
  4. Hoàng Long (2024), Vietnamese cassava varieties progression across 50 years, Vietnnam Journal of Science, Technology and Engineering, 66(1), 59–78.
  5. Nguyễn Hải Văn, Nguyễn Xuân Lâm and Nguyễn Việt Dũng (2015), Mối quan hệ bất hoà? Phát triển cây sắn- sinh kế người dân và tài nguyên rừng, in Phát triển cây sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách. Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Tổ chức ForestTrends.https://nature.org.vn/vn/wpcontent/uploads/2015/08/PAN_FT_Seminar_CassavavsForestProtection_Report_17072015_Final.pdf.
  6. Dominic Smith (2021), Developing value -chain linkages to improve smallholder cassava production systems in Vietnam and Indonesia, H. Hall, Editor, ACIAR: Canberra, Australia, 116.
  7. Hoa, A. X., Techato, K., Dong, L. K., Vuong, V. T., & Sopin, J. (2019), Advancing smallholders’ sustainable livelihood through linkages among stakeholders in the cassava (Manihot esculenta crantz) value chain: The case of Dak Lak province, Vietnam, Applied Ecology and Environmental Research, 17(2).
  8. Vũ Xuân Hội, Nguyễn Duy Quyền, Trần Thanh Duy, Trịnh Bình Tân, Thao, Nguyễn Thị Phương Thảo and Lê Duy Niêm (2022), Training, technology upgrading, and total factor productivity improvement of farms: A case of cassava (Manihot esculenta Crantz) production in Dak Lak province, Vietnam, Cogent Economics & Finance, 10(1), 2023270.
  9. Phan Xuân Lĩnh and Quyền Đình Hà (2016), Sinh kế của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(2), 229–237.
  10. Dominic Smith (2017), Cassava production and sustainable livelihoods of smallholders in Son La: Preliminary Results of a Household Survey, in North-West Research Symposium, CIAT- International Center for Tropical Agriculture: Hanoi, Vietnam, 5.
  11. Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Bình Mai, & Howeler, R. (2018), Cassava conservation and sustainable development in Vietnam, in The 9th Regional Cassava Workshop, R. H. Howeler, Editor. CIAT: Guangxi, China.
  12. Dong, H., Wang, H., and Han, J. (2022), Understanding Ecological Agricultural Technology Adoption in China Using an Integrated Technology Acceptance Model—Theory of Planned Behavior Model, Frontiers in Environmental Science, 10.
  13. Awerije, B. and Rahman, S. (2014), Profitability and efficiency of cassava production at the farm-level in Delta State, Nigeria, International Journal of Agricultural Management, 3, 210–218.
  14. Manganyi, B., Lubinga, M. H., Zondo, B., & Tempia, N. (2023), Factors Influencing Cassava Sales and Income Generation among Cassava Producers in South Africa, Sustainability, 15, DOI: 10.3390/su151914366.
  15. Olukunle, O. T. (2016), Socio-economic determinants and profitability of cassava production in Nigeria, International Journal of Agricultural Economics and Extension, 4(4), 229–249.