Tóm tắt
Cây tuyết cầu (Euphorbia Hypericifolia L., 1753) là cây thân thảo, có hoa màu trắng phù hợp trồng chậu làm trang trí ban công. Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của NAA và giá thể đến sự ra rễ của cành giâm tuyết cầu trong giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), với 3 lần lặp lại, gồm 5 mức nồng độ NAA và 4 loại giá thể. Kết quả xác định tổ hợp NAA và giá thể thích hợp để nhân giống cây tuyết cầu bằng biện pháp giâm cành trong nhà màng tại điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh là tổ hợp NAA ở các nồng độ 1.500 ppm, 3.000 ppm và 4.500 ppm với giá thể 70% xơ dừa + 20% phân trùn + 10% tro trấu, 30% xơ dừa + 30% đất thịt + 30% phân trùn + 10% tro trấu, 35% xơ dừa + 35% đất thịt + 20% phân trùn + 10% tro trấu. Kết quả chỉ ra rằng, công thức tối ưu cho sự phát triển cửa cành giâm tuyết cầu là sự kết hợp NAA nồng độ 1.500 ppm và giá thể 35% xơ dừa + 35% đất thịt + 20% phân trùn + 10% tro trấu cho tỷ lệ cành giâm ra rễ (84,67%), số lượng rễ (11,4 rễ), chiều dài rễ (6,2 cm), tỷ lệ xuất vườn (82,0%), lợi nhuận là 4.205 đồng/chậu.
Tài liệu tham khảo
- Linnaeus, C. (1753), Euphorbia hypericifolia L. Species Plantarum, Laurentius Salvius, 1, 454.
- Hà Anh (2016), Phát triển ngành công nghiệp hoa, cây cảnh trong kinh tế hội nhập, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập: 12/10/2024 <https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/phat-trien-nganh-cong-nghiep-hoa-cay-canh-trong-kinh-te-hoi-nhap-371659.html>.
- Trung tâm Khuyến Nông thành phố Hồ Chí Minh (2022), Báo cáo về kết quả tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Huỳnh Thị Thu Hà, Lê Thị Thủy Tiên, Trần Thị Tuyết Hồng, Bùi Tấn Đạt, Trần Thị Yến Nhi (2022), Thu thập, lưu giữ nguồn gen và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng một số giống hoa nền thích hợp với điều kiện thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo kết quả nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ thực hiện năm 2022, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.
- Đỗ Ánh (2001), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, Nxb. Nông Nghiệp.
- Abad, M., Noguera, P., Puchades, R., Maquieira, A., & Noguera, V. (2002), Physico-chemical and chemical properties of some coconut coir dusts for use as a peat substitute for containerised ornamental plants, Bioresource technology, 82(3), 241–245.
- Trương Minh Tú (2013), Một số tính chất và thành phần hóa học của mụn xơ dừa, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre. Truy cập: 12/10/2024 <http://dost-bentre.gov.vn/tin-tuc/778/mot-so-tinh-chat-va-thanh-phan-hoa-hoc-cua-mun-xo-dua>.
- Bronzeoak Ltd. (2003), Rice husk ash marketstudy, Department of Trade and Industry (DTI), London.
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao (2023), Phiếu kết quả thử nghiệm phân trùn quế, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Nghiên cứu Thử nghiệm Hóa Dược (2023), Phiếu kết quả thử nghiệm đất. Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.
- Abu-Zahra, T.R., Al-Shadaideh, A.N., Abubaker, S.M., Qrunfleh, I.M. (2013), Influence of Auxin Concentrations on Different Ornamental Plants Rooting, International Journal of Botany, 9(2), 96–99.
- Mehrabani, L.V., Kamran, R.V., Hassanpouraghdam, M.B., Kavousi, E., & Aazami, M.A., (2016), Auxin concentration and sampling time affect rooting of Chrysanthemum morifolium L. and Rosmarinus officinalis L., Azarian Journal of Agriculture, 3(1), 11–16.
- Phíp Thị Ninh (2013), Một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng nhân giống của cây đinh lăng lá nhỏ Polyscias fruticosa (L.) Harms, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(2), 168–173.
- Vũ Quang Sáng, Nguyễn Thị Nhẫn, Mai Thị Tân, Nguyễn Kim Thanh (2010), Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 49–78, 116–117.