ĐẶC TRƯNG PHÂN BỐ CÁC LOÀI THIÊN NIÊN KIỆN (Homalomena ssp.) THEO CÁC YẾU TỐ SINH THÁI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

thiên niên kiện/Homalomena
địa lý
phân bố
sinh thái
Thừa Thiên Huế Homalomena ssp.
distribution
geography
ecology
Thua Thien Hue

Tóm tắt

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, các loài Thiên niên kiện (Homalomena ssp.) phân bố ở rừng tự nhiên ở các huyện/thị xã từ Phong Điền, A Lưới, Nam Đông và Phú Lộc. Nghiên cứu này rà soát tài liệu thứ cấp, từ đó xác định các khu vực có phân bố của loài và tiến hành điều tra thực địa. Các khu vực có phân bố các loài Thiên niên kiện có nhiệt độ trung bình từ 22–25 °C; độ ẩm trung bình từ 85–88%; lượng mưa trung bình năm từ 4.235–5.112 mm. Độ cao phân bố tập trung của loài từ 100–800 mét so với mực nước biển; Độ dốc phổ biến từ 15–20 độ. Thiên niên kiện thường xuất hiện trên đất feralit màu đỏ vàng từ đá sét và biến chất (Fs) và đất feralit màu vàng đỏ từ đá macma axít (Fa). Độ dày tầng đất trung bình. Trạng thái thực bì là rừng tự nhiên thường xanh nghèo đến giàu. Độ tàn che tầng cây gỗ phổ biến từ 0,4–0,8. Các quần thể đã bắt gặp trong quá trình điều tra có phạm vi phân bố không gian rộng, mật độ quần thể từ trung bình đến cao, tái sinh tự nhiên tốt. Từ kết quả điều tra, nghiên cứu đã lập bản đồ phân bố của các loài, nhằm mục tiêu bảo tồn và xác lập các vùng có khả năng xây dựng nguồn nguyên liệu trong tương lai.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v134i3B.7751
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học.
  2. Ling-Bin Zeng, Zhong-Rong Zhang, Zhu-Hua Luo, Ji-Xiao Zhu (2011), Antioxidant activity and chemical constituents of essential oil and extracts of Rhizoma Homalomenae, Food Chemistry, 2, 456–463.
  3. Qi Zhang, Li Ma,b Zhaoxia Qu, Guige Hou, Yanan Wang, Chunhua Wanga and Feng Zhao (2018), Purification, characterization, crystal structure and NO production inhibitory activity of three new sesquiterpenoids from Homalomena occulta, Acta Crystallogr C Struct Chem 2018 Nov 1; (Pt 11), 1440–1446.
  4. Y Yong-Mei Hu, Chuan Liu, Ka-Wing Cheng, Herman H.-Y. Sung, Lan D. Williams, Zhong-Lin Yang, Wen-Cai Ye (2008), Sesquiterpenoids from Homalomena occulta affect osteoblast proliferation, differentiation and mineralization in vitro, Phytochemistry, 69, 2367–2373.
  5. Bộ Y tế. (2019), Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế: Về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3657-QD-BYT-2019-Danh-muc-100-duoc-lieu-co-gia-tri-y-te-kinh-te-422257.aspx.
  6. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2020), Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 06/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế: Phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1622-QD-UBND-2020-phe-duyet-De-an-Phat-trien-vung-nguyen-lieu-tinh-Thua-Thien-Hue-471306.aspx.
  7. Boyce, P. (2008), Studies on Homalomeneae (Araceae) of Borneo I: Four new species and speculation on informal species group in Sarawak. Gard. Bull. Singapore, 60(1), 1–29.
  8. Boyce, P. and Croat, T. (2011), The Überlist of Araceae, totals for published and estimated number of species in aroid genera. https://doi.org/10.13140/RG.2.2.24820.09605.
  9. Hay, A. (1999), Revision of Homalomena. Blumea: Biodiversity, Evolution and Biogeography of Plants, 44(1), 41–71.
  10. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiến, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mẫn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II, 868–871, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.
  11. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2017), Thực vật chí Việt Nam, tập 16, Họ Ráy – Araceae, Nxb. Khoa học Tư nhiên và Công nghệ.
  12. Bogner, J. & Nguyen, V. D (2008), A new Homalomena species (Araceae) from Vietnam. Willdenowia, 38(2), 527–531, © 2008 BGBM Berlin-Dahlem.
  13. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 3, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
  14. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 3, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  15. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
  16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Thông tư số: 33/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018 Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-33-2018-TT-BNNPTNT-kiem-ke-theo-doi-dien-bien-rung-402802.aspx.
  17. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11565:2016 (2016), Bản đồ Hiện trạng rừng – Quy định về trình bày và thể hiện nội dung. https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Tai-nguyen-Moi-truong/TCVN-11565-2016-Ban-do-hien-trang-rung-Quy-dinh-trinh-bay-the-hien-noi-dung-916282.aspx.
  18. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2006), Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật, Nxb. Khoa học Tư nhiên và Công nghệ.
  19. Van Son Dang, Ba Vuong Truong, Quoc Bao Nguyen, Quoc Trong Pham, Van Tu Nguyen, Hong Son Le, Van Nga Nguyen, Rene Alfred Anton Bustamante, Khant Zaw Hein (2023), A new species of Homalomena (Araceae: Homalomeneae) from Con Dao National Park, Vietnam, with lectotypification of Homalomena philippinensis; Taiwania, 68(3), 269.