HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ CHIÊN (Bagarius sp.) VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
PDF

Từ khóa

cá chiên
Phú Thọ
hiện trạng
bảo tồn
nguồn lợi goonch
Phu Tho
current status
conservation
resource

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng khai thác nguồn lợi cá chiên (Bagarius sp.), từ đó làm cơ sở để đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn lợi cá chiên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy đối tượng cá chiên không phải là đối tượng đánh bắt chính của ngư dân, số lượng ngư dân đánh bắt được cá chiên chiếm tỷ lệ từ 6,7–60%, phạm vi đánh bắt rộng, thời gian ngư dân đánh bắt trên sông tương đối cao (từ 4,5–7,7 giờ/ ngày), tuy nhiên sản lượng cá chiên đánh bắt được tương đối thấp                                    (từ 4,6–128,4 kg/ sông/ năm). Nguồn lợi và mật độ cá chiên tại Phú Thọ thấp, khu vực phân bố hẹp, nguyên nhân do việc khai thác quá mức, sử dụng phương tiện đánh bắt và ngư cụ khai thác mang tính triệt để, cùng với quá trình ngăn đập thủy điện, khai thác cát trên các sông đã làm ô nhiễm nguồn nước dẫn tới nguồn lợi cá chiên suy giảm tại Phú Thọ. Mức độ hiểu biết của ngư dân về bảo tồn nguồn lợi và được tham gia các chương trình tập huấn bảo tồn nguồn lợi còn thấp. Trên cơ sở này chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá chiên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v134i3B.7769
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Mai Đình Yên (1983), Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  2. Phạm Báu (2000), Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (oshima,1926); Cá Lăng chấm Hemibagrusguttatus (Lacépède, 1803); Cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841), Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
  3. Nguyễn Hữu Dực, Ngô Thị Mai Hương, Trần Đức Hậu (2019), Danh mục cá loài cá ở sông Hồng, Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ nhất về ngư loại học, Nxb. Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
  4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam: Phần 1. Động vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
  5. IUCN (2022), The IUCN Red List of Threatened species, Version 2022-2.
  6. Võ Văn Bình (2014), Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chiên Bagarius rutilus, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
  7. Nguyễn Anh Hiếu, Trần Ngọc Thư, Nguyễn Hữu Ninh (2008), Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và sản xuất giống nhân tạo cá Chiên (Bagarius rutilusI Ng & Kottelat, 2000), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8, 48–51, 2008.
  8. Triệu Anh Tuấn, Thái Thanh Bình (2020), Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (Bagarius rutilus) giai đoạn 70–500g nuôi trồng tại vùng hạ lưu sông Lô, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản - Đại học Nha Trang, 4, 105–112.
  9. Triệu Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Việt, Cù Văn Đông, Nguyễn Thu Trang, Trần Anh Tuấn, Ngô Thế Long (2019), Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (Bagarius rutilus) trong điều kiện nuôi lồng tại vùng hạ lưu sông Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về ngư loại học lần thứ nhất, 263–267.
  10. Snyder, D. E., (2003), Invited overview: conclusions from a review of electrofishing and its harmful effects on fish, Rev. Fish Biol. Fish., 13(4), 445–453.
  11. Leadbitter, D., Sadovy de Mitcheson, Y., Macfarlane, N. B. W. (2024), Unselective, Unsustainable and Unmonitored Bottom Trawling? A Situation Analysis with Case Studies from Southeast and East Asia – Report Summary, IUCN, 1–6.
  12. Nguyễn Văn Hảo, Võ Văn Bình (2019), Kết quả nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của cá ở sông Lô và sông Gâm, Kỷ yếu khoa học năm 1999, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, 3–20.