ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG KẾT HỢP VI KHUẨN RHIZOBIUM VÀ LIỀU LƯỢNG ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU TƯƠNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, THÀNH PHỐ HUẾ
PDF

Từ khóa

soybean
coastal sandy soil
nitrogen fertilizer
Rhizobium
Hue City đậu tương
đất cát biển
phân đạm
Rhizobium
thành phố Huế

Tóm tắt

Đậu tương (Glycine max (L.) Merr.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu thực hiện tại huyện Quảng Điền, thành phố Huế trong năm 2024,  đánh giá hiệu quả của sử dụng kết hợp vi khuẩn Rhizobium và liều lượng đạm đến năng suất, khả năng cố định đạm sinh học của cây đậu tương và tính chất đất cát biển. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Split – plot) bao gồm nhân tố ô lớn (bổ sung và không bổ sung vi khuẩn Rhizobium) và nhân tố ô nhỏ với 4 lượng đạm (0, 20, 40, 60 kg N/ha). Kết quả cho thấy, bón đạm kết hợp với vi khuẩn Rhizobium có tác động tích cực đến năng suất và khả năng cố định đạm sinh học của đậu tương và tính chất đất. Công thức bón 40 kg N/ha kết hợp với vi khuẩn Rhizobium cho năng suất cao nhất (3,22 tấn/ha), trong khi mức bón 20 kg N/ha kết hợp vi khuẩn Rhizobium cho hiệu quả cố định đạm sinh học tốt nhất (tỷ lệ Ndfa đạt 56,97%). Bón vi khuẩn Rhizobium cũng góp phần cải thiện  pH và một số tính chất đất cát biển. Có thể sử dụng kết hợp vi khuẩn Rhizobium với lượng đạm từ 20 đến 40 kg N/ha để nâng cao năng suất, khả năng cố định đạm sinh học và cải thiện tính chất đất cát biển.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v134i3B.7831
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Salvagiotti, F., Cassman, K. G., Specht, J. E., Walters, D. T., Weiss, A., & Dobermann, A. (2008), Nitrogen uptake, fixation and response to fertilizer N in soybeans: A review, Field Crops Research, 108(1), 1–13.
  2. Singh, R. K., Gupta, S. K., Kumar, A., & Sharma, S. (2021), Role of legumes in sustainable agriculture and soil health improvement, Legume Research, 44(2), 151–159.
  3. Hoang, T. T. H., Phan, T. C., Hoang, M. T., Chen, W., & Bell, R. W. (2010), Sandy soils in South Central Coastal Vietnam: Their origin, constraints, and management, Paper presented at the 19th World Congress of Soil Science, Brisbane, Australia.
  4. Hungria, M., Mendes, I. C., & Chueire, L. M. (2013), Biological nitrogen fixation in sustainable agriculture, Plant and Soil, 370(1-2), 12–23.
  5. Nguyễn Thị Vân (2020), Khả năng cải thiện độ phì đất của cây họ đậu trên đất cát ven biển Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học kỹ thuật Trường Đại học Nông Lâm Huế, 125–132.
  6. Udvardi, M., & Poole, P. S. (2013), Transport and metabolism in legume–rhizobia symbioses, Annual Review of Plant Biology, 64, 781–805.
  7. Zahran, H. H. (1999), Rhizobium-legume symbiosis and nitrogen fixation under severe conditions and in arid climates, Microbiology and Molecular Biology Reviews, 63(4), 968–989. https://doi.org/10.1128/MMBR.63.4.968-989.1999.
  8. Hungria, M., & Vargas, M. A. T. (2000), Environmental factors affecting N2 fixation in grain legumes in the tropics, with an emphasis on Brazil, Field Crops Research, 65(2-3), 151–164.
  9. Herridge, D. F., Peoples, M. B., & Boddey, R. M. (2008), Global inputs of biological nitrogen fixation in agricultural systems, Plant and Soil, 311(1–2), 1–18. https://doi.org/10.1007/s11104-008-9668-3.
  10. Thilakarathna, M. S., Doran, J. W., & Seneviratne, G. (2017), Excess nitrogen fertilization suppresses biological nitrogen fixation by soybeans: A meta-analysis, Soil Biology & Biochemistry, 115, 221–232.
  11. Mogale, E. T., Ayisi, K. K., Munjonji, L., & Kifle, Y. G. (2023), Biological Nitrogen Fixation of Cowpea in a No-Till Intercrop under Contrasting Rainfed Agro-Ecological Environments, Sustainability, 15(3), 2244.
  12. Nguyễn Văn Bộ, Trần Thị Hà. (2022), Ảnh hưởng của Rhizobium và phân đạm đến khả năng hình thành nốt sần ở đậu tương trên đất bạc màu, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, 3, 45–51.
  13. Trần Thị Mai, Lê Văn Hùng. (2023), Tương tác giữa phân đạm và vi khuẩn nốt sần Rhizobium ảnh hưởng đến sinh trưởng đậu cô ve, Tạp chí Khoa học đất, 1, 22–30.
  14. Panjaitan, D. S., Tanjung, H., Daulay, Z. R., & Ardiansyah, A. (2023), Effect of indigenous Rhizobium on soybean plant growth in ultisols, Indian Journal of Agricultural Research, 57(1), 95–100.
  15. Liu, B., Wang, L., Wu, X., & Zhang, Y. (2023), Long-term PK fertilizer combined with Bradyrhizobium inoculation improves soybean yield and soil properties in the black soil region of northeast China, Frontiers in Microbiology, 14, 1161983. https://doi.org/10.3389/fmicb.2023.1161983.
  16. Kuswantoro, H., Suryani, E., Supriyadi, S., & Hartati, D. (2020), The role of Rhizobium inoculation in improving soybean productivity and soil fertility, Agrivita, 42(3), 345–354.
  17. Vessey, J. K. (2003), Plant growth promoting rhizobacteria as biofertilizers, Plant and Soil, 255(2), 571–586. https://doi.org/10.1023/A:1026037216893.
  18. Taylor, S. R., & Komatsu, S. (2024), The diversity of Rhizobium communities and their role in nitrogen fixation in soybean, Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, 291, 20240765.