SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HÀM CỰC BIÊN – SFA TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÀ PHÊ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Abstract

Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong kinh tế nông nghiệp đã được thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả trong sản xuất. Những nghiên cứu đó đã sử dụng mô hình hàm cực biên để ước lượng hệ số hiệu quả kĩ thuật và yếu tố tác động tới tính phi hiệu quả. Cụ thể, nghiên cứu này chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất Cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả cho thấy sự tồn tại của tính phi hiệu quả trong sản xuất cà phê là đáng tin cậy. Sự hạn chế của người dân tộc thiểu số so với nhóm hộ người dân tộc Kinh về năng suất, sản lượng, diện tích cà phê và vốn vay tín dụng cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất cà phê được chỉ ra. Đặc biệt là ngược lại với một số chương trình về đa dạng hóa thu nhập cho hộ gia đình vùng nông thôn hiện nay, nghiên cứu này chỉ ra rằng đa đạng thu nhập không phải là một yếu tố có thể nâng cao hiệu quả kĩ thuật sản xuất cà phê tại Đắk Lắk.
https://doi.org/10.26459/jed.v118i4.3720