PHÁT HIỆN MỘT SỐ THUỐC HẠ GLUCOSE MÁU TRỘN LẪN TRONG CHẾ PHẨM DƯỢC LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)
PDF

Từ khóa

hypoglycemic drug
herbal product
high-performance liquid chromatography thuốc hạ glucose máu
chế phẩm dược liệu
sắc ký lỏng hiệu năng cao

Cách trích dẫn

1.
Lê TBT, Tạ NKH, Hoàng TMN, Phạm TTH, Nguyễn TKA, Nguyễn HP, Huỳnh VC, Đào TCM. PHÁT HIỆN MỘT SỐ THUỐC HẠ GLUCOSE MÁU TRỘN LẪN TRONG CHẾ PHẨM DƯỢC LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC). hueuni-jns [Internet]. 31 Tháng Ba 2023 [cited 19 Tháng Năm 2024];132(1A):65-73. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/6975

Tóm tắt

Thông tư số 10/2021/TT-BYT quy định một số thuốc hạ glucose máu, như metformin hydroclorid, là các chất cấm trộn lẫn trong chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu. Do đó, mục tiêu nghiên cứu này là xây dựng quy trình phát hiện năm loại hoạt chất hạ glucose máu, gồm metformin hydroclorid, glibenclamid, gliclazid, glimepirid và glipizid, trộn lẫn trong chế phẩm có nguồn gốc dược liệu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Chúng tôi đã xây dựng được chương trình sắc ký gồm hệ pha động methanol:đệm phosphat pH 3 với tỷ lệ 30/70 (v/v), cột sắc ký C18 (250 × 4,6 mm, 5 μm), và thời gian phân tích 25 phút. Phương pháp thẩm định có tính đặc hiệu cao, độ đúng, độ lặp lại và độ tái lặp cao, đạt yêu cầu theo AOAC. Chúng tôi đã phát hiện bảy mẫu chế phẩm dược liệu dương tính trong đó sáu mẫu dương tính với glibenclamid và một mẫu dương tính đồng thời với metformin và glibenclamid.

https://doi.org/10.26459/hueunijns.v132i1A.6975
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế. Thông tư 10/2021/TT-BYT Quy định Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe. Hà Nội: Bộ Y tế; 2021.
  2. Li N, Cui M, Lu X, Qin F, Jiang K, Li F. A rapid and reliable UPLC-MS/MS method for the identification and quantification of fourteen synthetic anti-diabetic drugs in adulterated Chinese proprietary medicines and dietary supplements, Biomed Chromatogr. 2010;24(11):1255-61.
  3. Thắng VN, Hùng TM, Dung VTP, Chí VD, Xây dựng phương pháp HPLC để phân tích đồng thời một số thuốc hóa dược điều trị đái tháo đường có thể trộn trong một số chế phẩm từ dược liệu. Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc. 2017;15(55):16-21.
  4. Kumasaka K, Kojima T, Honda H, Doi K. Screening and Quantitative Analysis for Sulfonylurea-Type Oral Antidiabetic Agents in Adulterated Health Food Using Thin-Layer Chromatography and High-Performance Liquid Chromatography, Journal of Health Science. 2005);51(4):453-60.
  5. Minh ĐTC, Hà PTT, Anh NTK. Nghiên cứu phát hiện các thuốc giảm đau, chống viêm, giảm glucose máu trộn trái phép trong chế phẩm Đông dược bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao. Tạp chí Dược học. 2019;59(516):57-62.
  6. Bogusz MJ, Hassan H, Al-Enazi E, Ibrahim Z, Al-Tufail M, Application of LC–ESI–MS–MS for detection of synthetic adulterants in herbal remedies, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 2006;41:554–64.
  7. Cui M, Li N, Qin F, Li F, Xiong Z. Simultaneous Determination of 14 Illegal Adulterants in Chinese Proprietary Medicines Using Reversed-Phase Ion-Pair LC. Chroma. 2010;72:1189-94.
  8. AOAC Official Methods of Analysis. Appendix F: Guidelines for Standard Method Performance Requirements; 2016.
  9. Pang W, Yang H, Wu Z, Huang M, Hu J. LC-MS–MS in MRM Mode for Detection and Structural Identification of Synthetic Hypoglycemic Drugs Added Illegally to ‘Natural’ Anti-Diabetic Herbal Products. Chroma. 2009;70:1353-9.
  10. Bộ Y tế. Dược thư quốc gia Việt Nam. Hà Nôi: Nxb Y học; 2018.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2023 Array