TÍCH LŨY SINH HỌC ĐỒNG VÀ CHÌ TRONG THỊT NGHÊU (Meretrix lyrata): NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGHÊU LẤY TỪ VÙNG NUÔI Ở CỬA SÔNG TIỀN, TỈNH TIỀN GIANG
PDF

Từ khóa

Mertrix lyrata
Cu và Pb
cửa sông Tiền

Cách trích dẫn

1.
Quỳnh Diệu HT, Hợp NV, Phong NH. TÍCH LŨY SINH HỌC ĐỒNG VÀ CHÌ TRONG THỊT NGHÊU (Meretrix lyrata): NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGHÊU LẤY TỪ VÙNG NUÔI Ở CỬA SÔNG TIỀN, TỈNH TIỀN GIANG. hueuni-jns [Internet]. 14 Tháng Tư 2017 [cited 23 Tháng Mười-Một 2024];126(1A):31-40. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/3982

Tóm tắt

Nghêu Meretrix lyrata được cho phơi nhiễm với các mức khác nhau của đồng (Cu) và chì (Pb) trong nước trong 28 ngày. Để kiểm tra mức tích lũy sinh học Cu và Pb trong thịt nghêu, các mức (hàm lượng) kim loại trong nước bể thí nghiệm (chứa nghêu và nước được lấy từ vùng nuôi nghêu ở cửa sông Tiền, tỉnh Tiền Giang) được chuẩn bị như sau: Mức đối chứng: 2,1 ± 0,4 ppb Cu và < 0,2 - 0,5 ppb Pb), Mức M1: 30 ppb Cu và 50 ppb Pb, ký hiệu là M1–30–50;  tương ứng các mức sau là M2–60–150; M3–100–300 và M4–200–600. Ở điều kiện thí nghiệm, đã tìm được tương quan tuyến tính chặt giữa hàm lượng kim loại (Cu, Pb) tích lũy trong thịt nghêu (y, ppb khối lượng tươi) và thời gian phơi nhiễm (x, ngày) với R = 0,97–0,99 (p < 0,05); giữa hàm lượng kim loại tích lũy trong thịt nghêu (y, ppb) và mức kim loại trong nước bể thí nghiệm (x, ppb) với R = 0,88–0,90; 0,95–0,99; 0,75–0,87 và 0,99 (tương ứng với sau 7, 14, 21 và 28 ngày phơi nhiễm). Tuy vậy, ở mức ô nhiễm cao của kim loại trong nước bể thí nghiệm (mức M4), từ ngày 14 nghêu bắt đầu đào thải kim loại nhiều hơn là tích lũy; sau 21 ngày phơi nhiễm, nghêu bắt đầu bị chết. Giữa tốc độ tích lũy kim loại (RMA) trong thịt nghêu (ppb/ngày) và mức kim loại trong nước bể thí nghiệm (ppb) trong 21–28 ngày phơi nhiễm cũng có tương quan tuyến tính chặt với R > 0,99 (p < 0,01). Ở điều kiện thí nghiệm, mức tích lũy kim loại cực đại trong thịt nghêu khoảng 1.500 ppb Cu và 25.000 ppb Pb hay Pb có khả năng tích lũy cao hơn 17 lần so với Cu. Các kết quả thu được cho thấy có thể sử dụng nghêu Meretrix lyrata làm chỉ thị sinh học cho sự ô nhiễm Cu và Pb trong môi trường nước vùng cửa sông Tiền.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v126i1A.3982
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2017 Array