ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ TRONG NGHIÊN CỨU KIẾN TẠO Ở KHU VỰC ĐAKRÔNG – HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
PDF

Từ khóa

ĐaKrông – Hướng Hóa
Phương pháp địa vật lý
đứt gãy kiến tạo

Cách trích dẫn

1.
Canh NV, Thám HH, Tuyến Đoàn V. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ TRONG NGHIÊN CỨU KIẾN TẠO Ở KHU VỰC ĐAKRÔNG – HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ. hueuni-jns [Internet]. 14 Tháng Tư 2017 [cited 23 Tháng Mười-Một 2024];126(1A):81-9. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/4015

Tóm tắt

Để xác định các yếu tố kiến tạo có rất nhiều phương pháp, trong đó phương pháp đo địa vật lý là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhằm  thu thập, cung cấp các thông tin về đặc điểm phân bố và tính chất vật lý của đất đá. Bài báo này giới thiệu một số kết quả từ việc sử dụng phương pháp điện trở để đánh giá sự xuất hiện các yếu tố kiến tạo. Kết quả khảo sát địa vật lý từ các tuyến đo trên diện tích khu vực nghiên cứu đã xác định được cấu trúc của các hệ thống đứt gãy và các yếu tố khe nứt phát triển trên các thành tạo địa chất khác nhau có điện trở suất > 1000 Ohn.m đối với nền đá granit cho đến các trầm tích bở rời có điện trở chỉ đạt 500 Ohn.m. Ở các tuyến khảo sát đều xuất hiện một đến hai hệ thống đứt gãy theo hương Đông Bắc–Tây Nam và Tây Bắc–Đông Nam với góc nghiêng khoảng từ 35° đến 45°. Các kết quả trên là những thông tin quan trọng phục vụ cảnh báo các tai biến địa chất có thể xảy ra ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi – thủy điện, các công trình xây dựng và các khu vực dân sinh, trong đó phải kể đến là đới kiến tạo Khe Sanh – Đà Nẵng phát triển trong vùng nghiên cứu.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v126i1A.4015
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2017 Array