NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU LAI GIỮA ỐNG NANÔ CÁCBON VÀ CÁC HẠT NANÔ Cu ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHO CHẤT LỎNG NANÔ
PDF

Cách trích dẫn

1.
Trình PV, Anh NN, Tâm NT, Đức TA, Chúc NV, Hồng PN, Minh PN, Thắng BH. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU LAI GIỮA ỐNG NANÔ CÁCBON VÀ CÁC HẠT NANÔ Cu ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHO CHẤT LỎNG NANÔ. hueuni-jns [Internet]. 14 Tháng Tư 2017 [cited 23 Tháng Mười-Một 2024];126(1A):93-101. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/4071

Tóm tắt

Trong bài báo này chúng tôi trình bày phương pháp chế tạo vật liệu lai giữa ống nanô cácbon và các hạt nanô Cu (Cu/CNT) định hướng ứng dụng cho chất lỏng nano. Vật liệu lai được chế tạo bằng phương pháp khử hóa học. Một số phương pháp nghiên cứu cấu trúc, hình thái học hiện đại đã được sử dụng để nghiên cứu đánh giá vật liệu chế tạo như kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và nhiễu xạ tia X (XRD). Kết quả cho thấy các hạt nanô Cu đã đính trên bề mặt của ống nanô cácbon (CNT) với kích thước hạt trung bình là 25,6 nm và phân bố trong khoảng từ 6 nm đến 35 nm. Các hạt nanô Cu được chế tạo có độ sạch cao, không có lẫn các pha oxit. Vật liệu lai Cu/CNT được chế tạo thành công bằng phương pháp đơn giản có các tính chất lý hóa độc đáo có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng khác nhau như chất lỏng nanô, xúc tác, cảm biến khí, và cảm biến sinh học, v.v…

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v126i1A.4071
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2017 Array