SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ HÀM LƯỢNG VẬT CHẤT LƠ LỬNG TỪ ẢNH VỆ TINH LANDSAT 7 TẠI KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
PDF

Cách trích dẫn

1.
Cảnh PX, Thạch NN, Hiệu N, Tuấn NQ, Hằng BT, Nga NTT. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ HÀM LƯỢNG VẬT CHẤT LƠ LỬNG TỪ ẢNH VỆ TINH LANDSAT 7 TẠI KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. hueuni-jns [Internet]. 25 Tháng Chín 2017 [cited 23 Tháng Mười-Một 2024];126(1A):207-18. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/4118

Tóm tắt

Hiện nay, máy đo phổ cầm tay được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm để xây dựng các bộ mẫu chìa khóa giải đoán ảnh viễn thám. Tuy nhiên, đo phổ phản xạ trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đó là sự thay đổi liên tục của năng lượng bức xạ mặt trời dẫn đến sai số trong các kết quả phân tích. Nghiên cứu này xác lập quy trình thực nghiệm đo phổ phản xạ trong phòng để tính toán hàm tương quan giữa giá trị phổ phản xạ và hàm lượng vật chất lơ lửng của nước biển ở khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. Quy trình này loại bỏ được những sai số do sự thay đổi liên tục của năng lượng mặt trời. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hàm lượng vật chất lơ lửng (NTU – Nephelometric Turbidity Unit) và tỉ số kênh NIR/Green (cận hồng ngoại/xanh lục) có tương quan tỉ lệ thuận với nhau theo hàm NTU = 3197 × (NIR/Green) – 511,37 với hệ tố tương quan r = 0,979. Áp dụng tính toán cho ảnh Landsat 7 chụp ngày 05/10/2009 thì hàm lượng vật chất lơ lửng của nước khu vực này có giá trị dao động từ 244 đến 981 NTU, phân bố giảm dần từ các của sông ra phía biển.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v126i1A.4118
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2017 Array