NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HÓA LÝ CỦA BÙN ĐỎ TÂN RAI, LÂM ĐỒNG
PDF

Từ khóa

bùn đỏ Tân Rai
đặc trưng hóa lý của bùn đỏ
nhôm oxit

Cách trích dẫn

1.
Tuyền TN, Quyên N Đức V, Tín Đặng X, Diễm BTH. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HÓA LÝ CỦA BÙN ĐỎ TÂN RAI, LÂM ĐỒNG. hueuni-jns [Internet]. 7 Tháng Chạp 2017 [cited 21 Tháng Chạp 2024];126(1D):17-26. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/4608

Tóm tắt

Bài báo trình bày một số đặc trưng hóa lý: thành phần hóa học, thành phần pha tinh thể, phân bố cấp hạt, hình thái và kích thước hạt, các quá trình hóa lý xảy ra khi nung, các nhóm chức đặc trưng của bùn đỏ Tân Rai, Lâm Đồng, Việt Nam. Các đặc trưng của bùn đỏ được xác định bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), huỳnh quang tia X (XRF), tán xạ laze, phân tích nhiệt (TG-DSC), hiển vi điện tử quét (SEM), hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phổ hồng ngoại (FT-IR). Kết quả cho thấy: thành phần pha tinh thể của bùn đỏ chủ yếu là hematite (Fe2O3), goethite (FeO(OH)) và gibbsite (Al(OH)3). Hàm lượng các oxit Fe2O3 (46,7%), Al2O3 (19,1%), Na2O (4,4%), TiO2 (5,9%) khá cao, có thể sử dụng bùn đỏ làm nguyên liệu để sản xuất sắt thép, gạch không nung, gạch nung, thu hồi TiO2. Bùn đỏ có môi trường kiềm mạnh (pH > 11), cấp hạt nhỏ,  có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v126i1D.4608
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2017 Array