NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ ONG CĂNG - Terapon jarbua (Forsskal, 1775) Ở VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Cá Ong căng
sinh trưởng và dinh dưỡng
Thừa Thiên Huế

Cách trích dẫn

1.
Phương LTN, Khanh NV, Phú VV, Linh NQ. NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ ONG CĂNG - Terapon jarbua (Forsskal, 1775) Ở VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ. hueuni-jns [Internet]. 6 Tháng Sáu 2018 [cited 18 Tháng Năm 2024];127(1B):39-48. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/4739

Tóm tắt

Cá ong căng được thu thập trong 2 năm 2015 và 2016 ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, với 342 cá thể khác nhau về độ tuổi, kích cỡ, khối lượng ở các vùng sinh thái đầm phá. Cá được bảo quản trong dung dịch Formalin 10% và đưa về phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học phân tích đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng. Kết quả phân tích cho thấy cá có kích cỡ biến động từ 2,6 – 32,3 cm, khối lượng từ 0,4 – 540,0 g/con. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng được biểu thị:với  R2 = 0,923. Kết quả cũng cho thấy, thành phần thức ăn của cá ong căng trong đường tiêu hóa bao gồm cả động và thực vật phù du, các mùn bã và các loài cá nhỏ khác. Đây là là loài cá ăn tạp và dữ, chúng cả các loài cá khác. Phân tích thành phần thức ăn có: 34 loại thức ăn khác nhau, thuộc 8 nhóm thủy sinh vật và mùn bã hữu cơ. Trong đó, chiếm ưu thế là các loài thuộc ngành tảo Silic (chiếm 32,35%), tiếp đến là ngành chân khớp (chiếm 17,65 %), giun đốt và động vật có dây sống cùng chiếm 11,76 %, ngành tảo Lam và Động vật thân mềm đều chiếm 8,82%, tảo Lục chiếm 5,88%.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v127i1B.4739
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2018 Array