SỬ DỤNG CÂY CỎ SỮA LÁ NHỎ – EUPHORBIA THYMIFOLIA BURM (L.) – ĐỂ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY DO E. COLI TRÊN LỢN CON TẠI THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

cỏ sữa lá nhỏ
polyphenol
bệnh tiêu chảy
lợn con

Cách trích dẫn

1.
Duyệt HN, Cư PV, Linh NQ, Quang Huy HN. SỬ DỤNG CÂY CỎ SỮA LÁ NHỎ – EUPHORBIA THYMIFOLIA BURM (L.) – ĐỂ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY DO E. COLI TRÊN LỢN CON TẠI THỪA THIÊN HUẾ. hueuni-jns [Internet]. 25 Tháng Mười 2019 [cited 24 Tháng Mười-Một 2024];128(1E):125-32. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/5220

Tóm tắt

Ở Việt Nam có cây Cỏ sữa lá nhỏ – Euphorbia thymifolia Burm (L.). Kinh nghiệm của nông dân là khi trẻ con cũng như lợn con bị bệnh tiêu chảy thường thu hái cây Cỏ sữa lá nhỏ (CSLN) rửa sạch, sắc lấy nước cho uống để điều trị. Để xác định cơ sở khoa và xây dựng quy trình sử dụng cây CSLN để phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn con, trong những năm qua đề tài đã tiến hành nghiên cứu dịch chiết của cây CSLN chứa chất có các hoạt tính sinh học có tác dụng kháng khuẩn, quy trình sản xuất chế phẩm cao công nghiệp và cao đông y, đồng thời sử dụng chúng trong việc phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đã thu được kết quả tốt. Hoạt chất chính được tách chiết từ cây CSLN là flavonoid, polyphenol và tanin. Hiệu suất tách chiết theo phương pháp công nghiệp trung bình đạt 36,48% và theo phương pháp đông y là 10,9%. Cao chiết theo phương pháp công nghiệp chứa hoạt chất polyphenol cao hơn 3,02 lần so với mẫu cao đông y. Đồng thời, sử dụng kết quả trên để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại một số nông hộ tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho kết quả tốt, không thua kém so với kháng sinh.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1E.5220
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Nam NK. Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E. coli; 2009.
  2. Hòa NX, Mến NH, Lễ TTT, Phước LV. Xác định tỷ lệ mang gen kháng nguyên bám dính F18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa, tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tuyển tập các bài báo khoa học 2012–2017 Trường Đại Học Nông Lâm Huế, tháng 3–2017. 2017:767-74.
  3. Thúy ĐN, Phú CH. Tính kháng thuốc của một số chủng E. coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí KHKT Thú y. 2002;II.
  4. APA United Nano Technology Co. L. Pigle-diarrhens. Commen – problems; 2017.
  5. Hải NN. Bệnh do vi khuẩn E. coli trên heo con: www.vemedim.com; 2018.
  6. Hưng PHS, Hòa NX, Thắm NTH, Hải PV. Đánh giá tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. Phân lập từ pân lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuyển tập các bài báo khoa học 2012–2017. 2016:735-45.
  7. Lợi ĐT. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Hà Nội; 2014.
  8. Bình NX. Phòng và trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt. Nxb. Long An (tái bản); 1992.
  9. Truyện LV, Chấn NG. Chọn lọc sử dụng cây thuốc nam, tập 1–2. Nxb Khoa học, kỹ thuật Hà nội; 1999.
  10. Hiếu BC. Tích hợp y học cổ truyền vào hệ thống y tế Việt Nam. Nxb Hà Nội; 1993.
  11. Ogle BM, Tuyet HT, Duyet HN, Dung NNX. Food, Feed or Medicine: The multiple funtionals of edible wild plants in Vietnam. Economic Botany. 2003;57(1):103-17.
  12. Quyết NV. Tác dụng chữa bệnh của cây Cỏ sữa lá nhỏ; 2017.
  13. Nghĩa NT. Cây Cỏ sữa lá nhỏ là cây gì, tác dụng gì và chữa bệnh gì; 2019.
  14. Cư PV, Linh NQ, Nữ HTN, Hoa HTT. Tách chiết hoạt chất sinh học từ cây cỏ sữa lá nhỏ – Euphorbia thymifolia Burm. (L.) và đánh giá khả năng kháng khuẩn đối với vi khuẩn E. coli và Salmonella spp gây bệnh tiêu chảy trên lợn con tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 2019;128(3A):5-14.
  15. Kính LV. Nghiên cứu một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong chăn nuôi lợn và gia cầm: Đề tài cấp bộ; 2012.
  16. Cứ ĐT, Hạnh TT, Tuyên NQ. Sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng bệnh tiêu chảy trước và sau cai sữa. Tạp chí KHKT Thú y. 2000;VII(2):58-62.
  17. Trọng ND. Dùng thuốc nam chữa bệnh cho vật nuôi; 2014.
  18. Tho BT. Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y. Nxb Hà Nội; 2003.
  19. Lịch NT. Kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của vi khuẩn E. coli và Salmonella spp phân lập từ phân lợn con bị bệnh viêm ruột tiêu chảy. Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội; 2007.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2019 Array