SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana bertoni) TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2018 TẠI THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

giống cỏ ngọt
Stevia rebaudiana Bertoni
khả năng sinh trưởng
phát triển và năng suất

Cách trích dẫn

1.
Đức NV, Nhung TTP, Thắng TV, Thông CVT, Toản HK, Hải TTH. SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana bertoni) TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2018 TẠI THỪA THIÊN HUẾ. hueuni-jns [Internet]. 25 Tháng Mười 2019 [cited 23 Tháng Mười-Một 2024];128(1E):133-41. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/5420

Tóm tắt

Việc sử dụng chất ngọt hoá thay thế cho đường tự nhiên trong sản xuất thực phẩm hiện nay ở quy mô công nghiệp là phổ biến và tiện lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài chất ngọt hoá lại là nguy cơ tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho con người. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Cỏ ngọt vụ Đông năm 2018 tại tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó góp phần thay thế việc sử dụng chất ngọt hóa học bằng đường tự nhiên. Nghiên cứu được tiến hành trực tiếp trên vùng đất xám bạc màu, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống Cỏ ngọt khác nhau sẽ có chiều cao phát triển khác nhau. Giống M77 có chiều cao cây cuối cùng lớn nhất là 31,17 cm, trong khi đó giống có chiều cao cuối cùng nhỏ nhất là giống M1 (17,07 cm). Giống M77 có số lá nhiều nhất (40,9 lá/cây) tiếp đến là giống MT7 (33,53 lá/cây). Giống có số lá ít nhất là M1 (20,79 lá/cây). Về khả năng đẻ nhánh thì giống M77 có khả năng đẻ nhánh lớn nhất và giống M1 có khả năng đẻ nhánh nhỏ nhất. Về động thái tăng trưởng đường kính tán ở các giống Cỏ ngọt, giống M77 có đường kính lớn nhất đạt 12,44 cm, tiếp đến là giống MT7 đạt 10,08 cm, và nhỏ nhất là giống M1 đạt 7,28 cm. Nghiên cứu cũng cho thấy năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống M77 là cao nhất và của giống M1 là thấp nhất. Giữa các giống thí nghiệm có khả năng tích lũy chất khô khá ổn định. Tỷ lệ khô/tươi ở giống M77 là cao nhất và thấp nhất ở giống M1.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1E.5420
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Al-Ramamneh EALDM. Plant growth strategies of Thymus vulgaris L. in response to population density. Industrial Crops and Products. 2009;30(3):389-94.
  2. Bình PĐ, Phương D. Cỏ ngọt, chất thay thế đường2010. Available from: http://www.khoahocphothong.com.vn/
  3. Huấn VD. Cây cỏ ngọt và steviosid2017. Available from: http://www.tuvanytecongdong.com/
  4. Báo Tin tức. Triển vọng đầu ra cho cây cỏ ngọt Việt Nam2012. Available from: https://baotintuc.vn/
  5. Hằng M. Hiệu quả mô hình cây cỏ ngọt Quỳnh Lưu2012. Available from: https://baonghean.vn/
  6. Mai S. Dự án trồng cỏ ngọt ở Nghệ An: Sao tiền hậu bất nhất2011. Available from: https://nongnghiep.vn/
  7. Tiệp LH. Trồng cây cỏ ngọt. Báo Nghệ An2010. Available from: https://baonghean.vn/
  8. Công ty cổ phần Stevia ventures. Hoạt chất của Stevia được sử dụng nhiều ở Châu Âu2011. Available from: http://www.steviaventures.com/
  9. Hoàn NV, Chính VĐ. Ảnh hưởng của giá thể giâm cành đến sinh trưởng, phát triển cây cỏ ngọt trồng trên khay có lỗ2013. Available from: http://iasvn.org/
  10. Hiền PTT. Nghiên cứu lựa chọn loại phân bón lá thích hợp trên cây cỏ ngọt tại Nghệ An. Tạp chí Khoa học và công nghệ Nghệ An. 2014;3.
  11. Midmore DJ, Rank AH. A New rural industry - Stevia - to replace imported chemical sweeteners: Rural Industries Research and Development Corporation; 2002.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2019 Array