PHÂN LẬP VÀ KIỂM TRA KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH CỦA Lactococcus garvieae TỪ HỆ TIÊU HÓA TÔM
PDF

Từ khóa

đối kháng
Lactococcus garvieae
tôm
Vibrio spp.

Cách trích dẫn

1.
Ngọc LMT, Nguyên Đặng Q, Duyên Đỗ T, Lan TT, Tiến NQ Đức, Trâm NDQ, Huy N Đức. PHÂN LẬP VÀ KIỂM TRA KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH CỦA Lactococcus garvieae TỪ HỆ TIÊU HÓA TÔM. hueuni-jns [Internet]. 25 Tháng Mười 2019 [cited 21 Tháng Mười-Một 2024];128(1E):77-86. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/5427

Tóm tắt

Sử dụng chế phẩm sinh học đối kháng tác nhân gây bệnh thay thế kháng sinh là định hướng nghiên cứu có tiềm năng cao trong ứng dụng kiểm soát vi khuẩn gây bệnh. Qua quá trình phân lập và sàng lọc ban đầu, chúng tôi thu được 17 chủng vi khuẩn lactic có khả năng ức chế Vibrio parahaemolyticus từ 23 mẫu hệ tiêu hóa tôm thu thập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích trình tự nucleotide của đoạn 16S rRNA cho thấy 4 chủng tương đồng cao với Lactococcus garvieae. Chủng phân lập có hoạt tính mạnh nhất được sử dụng để đánh giá hoạt tính ức chế sự sinh trưởng cộng đồng vi khuẩn Vibrio spp., Escherichia coli ATCC 85922 và Staphylococcus aureus ATCC 25023. Đường kính vòng kháng khuẩn cho thấy các chủng phân lập có khả năng ức chế với nhiều loại Vibrio sp. khác nhau với đường kính vòng đối kháng lớn nhất đạt 23 mm. Trong khi đó, khả năng đối kháng của chủng vi khuẩn phân lập này đối với S. aureus ATCC 25023 và E. coli ATCC 85922 đạt đường kính vòng lần lượt là 15 mm và 11 mm. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng L. garvieae đối kháng nhóm vi sinh vật gây bệnh trên tôm và động vật thủy sản.
https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1E.5427
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Abdullah SA, Osman MM. Isolation and identification of lactic acid bacteria from raw cow milk, white cheese and rob in Sudan. Pak J Nutr. 2010;9(12):1203-6.
  2. Kaktcham PM, Zambou NF, Tchouanguep FM, El-Soda M, Choudhary MI. Antimicrobial and safety properties of Lactobacilli isolated from two cameroonian traditional fermented foods. Sci Pharm. 2012 Jan-Mar;80(1):189-203.
  3. Brashears MM, Jaroni D, Trimble J. Isolation, selection, and characterization of lactic acid bacteria for a competitive exclusion product to reduce shedding of Escherichia coli O157:H7 in cattle. J Food Prot. 2003 Mar;66(3):355-63.
  4. Chen YJ, Son KS, Min BJ, Cho JH, Kwon OS, Kim IH. Effects of dietary probiotic on growth performance, nutrients digestibility, blood characteristics and fecal noxious gas content in growing pigs. Asian-Australas J Anim Sci. 2005;18(10):1464-8.
  5. Villani F, Aponte M, Blaiotta G, Mauriello G, Pepe O, Moschetti G. Detection and characterization of a bacteriocin, garviecin L1-5, produced by Lactococcus garvieae isolated from raw cow's milk. J Appl Microbiol. 2001 Mar;90(3):430-9.
  6. Holzapfel WH, Geisen R, Schillinger U. Biological preservation of foods with reference to protective cultures, bacteriocins and food-grade enzymes. Int J Food Microbiol. 1995 Jan;24(3):343-62.
  7. Nettles CG, Barefoot SF. Biochemical and genetic characteristics of bacteriocins of food-associated lactic acid bacteria. J Food Prot. 1993 Apr;56(4):338-56.
  8. Wang CY, Shie HS, Chen SC, Huang JP, Hsieh IC, Wen MS, et al. Lactococcus garvieae infections in humans: possible association with aquaculture outbreaks. Int J Clin Pract. 2007 Jan;61(1):68-73.
  9. Borrero J, Brede DA, Skaugen M, Diep DB, Herranz C, Nes IF, et al. Characterization of garvicin ML, a novel circular bacteriocin produced by Lactococcus garvieae DCC43, isolated from mallard ducks (Anas platyrhynchos). Appl Environ Microbiol. 2011 Jan;77(1):369-73.
  10. Tosukhowong A, Zendo T, Visessanguan W, Roytrakul S, Pumpuang L, Jaresitthikunchai J, et al. Garvieacin Q, a novel class II bacteriocin from Lactococcus garvieae BCC 43578. Appl Environ Microbiol. 2012 Mar;78(5):1619-23.
  11. Maldonado-Barragan A, Cardenas N, Martinez B, Ruiz-Barba JL, Fernandez-Garayzabal JF, Rodriguez JM, et al. Garvicin A, a novel class IId bacteriocin from Lactococcus garvieae that inhibits septum formation in L. garvieae strains. Appl Environ Microbiol. 2013 Jul;79(14):4336-46.
  12. Ovchinnikov KV, Chi H, Mehmeti I, Holo H, Nes IF, Diep DB. Novel group of leaderless multipeptide bacteriocins from gram-positive bacteria. Appl Environ Microbiol. 2016 Sep 1;82(17):5216-24.
  13. Suneel D, Basappa K. Identification and characterization of Lactococcus garvieae and antimicrobial activity of its bacteriocin isolated from cow’s milk. Asian J Pharm Clin Res. 2013;6(3):104-8.
  14. Kandler O, Weiss N. Regular, non-sporing gram-positive rods. In: Sneath HA, Mair NS, Sharpe ME, Holt JG, editors. Bergey’s Manual of Systematic Bacteriology. Baltimore: Williams & Wilkins; 1986.
  15. Tagg JR, McGiven AR. Assay system for bacteriocins. Appl Microbiol. 1971 May;21(5):943.
  16. Iyapparaj P, Maruthiah T, Ramasubburayan R, Prakash S, Kumar C, Immanuel G, et al. Optimization of bacteriocin production by Lactobacillus sp. MSU3IR against shrimp bacterial pathogens. Aquat Biosyst. 2013 Jun 1;9(1):12.
  17. Sambrook S., Russell RD. Molecular Cloning: A Laboratory Manual. 3rd ed. New York: Cold Spring Harbor; 2003.
  18. Kumar S, Stecher G, Li M, Knyaz C, Tamura K. MEGA X: Molecular evolutionary genetics analysis across computing platforms. Mol Biol Evol. 2018 Jun 1;35(6):1547-9.
  19. Forhada MH, Rahmana SMK, Rahmana S, Saikota FK, Biswasb KC. Probiotic properties analysis of isolated lactic acid bacteria from buffalo milk. Arch Clin Microbiol. 2015;7(1):5.
  20. Manzoor A, Ul-Haq I, Baig S, Qazi JI, Seratlic S. Efficacy of locally isolated lactic acid bacteria against antibiotic-resistant uropathogens. Jundishapur J Microbiol. 2016 Jan;9(1):e18952.
  21. Meyrand A, Boutrand-Loei S, Ray-Gueniot S, Mazuy C, Gaspard CE, Jaubert G, et al. Growth and enterotoxin production of Staphylococcus aureus during the manufacture and ripening of Camembert-type cheeses from raw goats' milk. J Appl Microbiol. 1998 Sep;85(3):537-44.
  22. Morin M, Lariviere S, Lallier R. Pathological and microbiological observations made on spontaneous cases of acute neonatal calf diarrhea. Can J Comp Med. 1976 Jul;40(3):228-40.
  23. Abdelfatah EN, Mahboub HHH. Studies on the effect of Lactococcus garvieae of dairy origin on both cheese and Nile tilapia (O. niloticus). Int J Vet Sci Med. 2018 Dec;6(2):201-7.
  24. Alomar J. Study of physiological properties of Lactococcus lactis and Lactococcus garvieae for the control of Staphylococcus aureus in technology Cheese. Nancy: National Polytechnic Institute of Lorraine; 2007.
  25. Delbes-Paus C, Dorchies G, Chaabna Z, Callon C, Montel MC. Contribution of hydrogen peroxide to the inhibition of Staphylococcus aureus by Lactococcus garvieae in interaction with raw milk microbial community. Food Microbiol. 2010 Oct;27(7):924-32.
  26. Shehata MG, El Sohaimy SA, El-Sahn MA, Youssef MM. Screening of isolated potential probiotic lactic acid bacteria for cholesterol lowering property and bile salt hydrolase activity. Ann Agric Sci. 2016;61(1):65-75.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2019 Array