BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN BRCA1 VÀ BRCA2 T RONG QUẦN THỂ UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI
PDF

Từ khóa

BRCA1
BRCA2
Ion Torrent PGM
Vietnamese ovarian carcinomas BRCA1
BRCA2
Ion Torrent PGM
ung thư biểu mô buồng trứng người Việt Nam

Cách trích dẫn

1.
Phú N Đại, Tường NV, Hòa PH, Nhu BTH, Nhân VT, Thanh LQ, Khương LT, Vũ HA, Sinh ND, Chí HT, Quân N Đăng, Bình NT. BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN BRCA1 VÀ BRCA2 T RONG QUẦN THỂ UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI. hueuni-jns [Internet]. 20 Tháng Ba 2020 [cited 21 Tháng Mười-Một 2024];129(1A):49-60. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/5471

Tóm tắt

BRCA1 và BRCA2 là hai gen ức chế khối u quan trọng. Việc đột biến hai gen này ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng dòng mầm và dòng sinh dưỡng thì đáp ứng tốt hơn với thuốc ức chế enzyme poly(ADP-ribose) polymerase inhibitor (PARPi). Gần đây, một vài thuốc PARPi, như Olaparib và Rucaparib, đã được chấp thuận dùng cho bệnh nhân ung thư buồng trứng với đột biến dòng mầm BRCA1/2 bởi Food and Drug Administration (FDA) và với đột biến dòng mầm và dòng sinh dưỡng đối với European Medicines Agency (EMA). Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có dữ liệu nào đáng tin cậy về tình trạng đột biến hai gen này trong quần thể bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng nhằm hỗ trợ cho điều trị. Do đó, chúng tôi tiến hành giải trình tự nhằm khảo sát đột biến hai gen BRCA1/2 dòng mầm và dòng sinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng người Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành giải trình tự hai gen này bằng Ion Torrent PGM. Đối tượng nghiên cứu là 11 mẫu mô vùi nến được thu nhận từ Bệnh viện Từ Dũ của 11 bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng. DNA từ các mẫu này và 2 mẫu đối chứng đã biết thông tin đột biến được tiến hành multilplex PCR với kit Oncomine BRCA Research Assay. Trong mười một mẫu được giải trình tự, một đột biến gây bệnh (1/11 bệnh nhân; 9,1%) đã được phát hiện trên gen BRCA1, là đột biến điểm đưa codon stop vào trình tự protein tại vị trí axit amin 1772. Tóm lại, quy trình giải trình tự của chúng tôi thành công trong việc xác định và khảo sát tỉ lệ đột biến BRCA1/2 trong một nhóm nhỏ bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng với mẫu sinh phẩm là mô vùi nến.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v129i1A.5471
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A. Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2018;68(6):394-424.
  2. Nguyễn Chấn Hùng, Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh. Giải Quyết Gánh Nặng Ung Thư Cho Thành Phố Hồ Chí Minh. Y Học Tp Hồ Chí Minh. 2008:12.
  3. Brett MR, Jennifer BP, Thomas AS. Epidemiology of ovarian cancer: a review. Cancer Biology & Medicine. 2017;14(1):9-32.
  4. Bell D, Berchuck A, Birrer M, Chien J, Cramer DW, Dao F, et al. Integrated genomic analyses of ovarian carcinoma. Nature. 2011;474(7353):609-15.
  5. Moschetta M, George A, Kaye S, Banerjee S. BRCA somatic mutations and epigenetic BRCA modifications in serous ovarian cancer. Annals of Oncology. 2016;27(8):1449-1455..
  6. Ledermann J, Harter P, Gourley C, Friedlander M, Vergote I, Rustin G, et al. Olaparib Maintenance Therapy in Platinum-Sensitive Relapsed Ovarian Cancer. New England Journal of Medicine. 2012;366(15):1382-1392.
  7. Lee J, Hays JL, Annunziata CM, Noonan AM, Minasian L, Zujewski JA, et al. Phase I/Ib Study of Olaparib and Carboplatin in BRCA1 or BRCA2 Mutation-Associated Breast or Ovarian Cancer With Biomarker Analyses. JNCI: Journal of the National Cancer Institute. 2014;106(6).
  8. Balasubramaniam S, Beaver JA, Horton S, Fernandes LL, Tang S, Horne HN, et al. FDA Approval Summary: Rucaparib for the Treatment of Patients with DeleteriousBRCAMutation–Associated Advanced Ovarian Cancer. Clinical Cancer Research. 2017;23(23): 7165-7170.
  9. Hiển PD, Tờ TV, Định NV/Việt Nam. Nghiên cứu xác định đột biến gen BRCA1 và BRCA2 trong ung thư vú ở phụ nữ việt nam. Hà Nội: Bộ Khoa học Công nghệ, Bệnh viện K; 2010.
  10. Chính LTM, Ban ĐD, Châu HMC. Kết quả nghiên cứu đột biến gen BRCA1/BRCA2 ở 24 bệnh nhân ung thư vú. Trường Đại học Dược Hà Nội; 2004.
  11. National Center for Biotechnology Information. ClinVar [internet]; [VCV000055480.4]; 2016 [cited 2019 Sept 12]. Available from: https://www.ncbi. nlm.nih.gov/clinvar/variation/VCV000055480.4
  12. National Center for Biotechnology Information. sbSNP [internet]; [rs80357123]. [cited 2019 Sep 12]. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/snp/ rs80357123#seq_hash
  13. Ginsburg O, Dinh N, To T, Quang L, Linh N, Duong B, Royer R, Llacuachaqui M, Tulman A, Vichodez G, Li S, Love R, Narod S. Family history, BRCA mutations and breast cancer in Vietnamese women. Clinical Genetics. 2010;80(1):89-92.
  14. Oncomine BRCA Research Assay. Evaluation of the Oncomine BRCA Research Assay for variant detection by next-generation sequencing [internet]. [cited 2019 Sep 12]. Available from: https://assets. thermofisher.com/TFS-Assets/CSD/Reference-Materials/brca-assay-variant-detection-white-paper.pdf
  15. Do H, Dobrovic A. Sequence artifacts in DNA from formalin-fixed tissues: Causes and strategies for minimization. Clinical Chemistry. 2015;61(1):64-71.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2020 Array