PHÁT TRIỂN CHỈ THỊ PHÂN TỬ SCAR NHẬN DIỆN LOÀI Vibrio vulnificus GÂY BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

bệnh xuất huyết

RAPD
SCAR
Vibrio vulnificus

Cách trích dẫn

1.
Quảng HT, Thi PTD, Lan TT, Yến PTH, Vân TQK, Trâm NDQ. PHÁT TRIỂN CHỈ THỊ PHÂN TỬ SCAR NHẬN DIỆN LOÀI Vibrio vulnificus GÂY BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. hueuni-jns [Internet]. 30 Tháng Sáu 2020 [cited 23 Tháng Mười-Một 2024];129(1C):99-108. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/5780

Tóm tắt

Trong nghiên cứu trước đây, chúng tôi nhận thấy vi khuẩn Vibrio vulnificus khá phổ biến trên cá nuôi bị xuất huyết ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Vi khuẩn này là một mầm bệnh cơ hội trên người, có thể gây nhiễm trùng máu nguyên phát, nhiễm trùng vết thương và viêm dạ dày, ruột. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm phát triển một chỉ thị phân tử dựa trên kỹ thuật đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) để xác định nhanh chóng V. vulnificus. Tổng cộng có 20 mồi ngẫu nhiên đã được sử dụng cho phản ứng PCR-RAPD để phát hiện đa hình DNA giữa các loài Vibrio. Trong đó, mồi OPA-09 tạo ra một sản phẩm khuếch đại đặc hiệu cho loài V. vulnificus có chiều dài là 1356 bp. Trình tự này được thiết kế mồi đặc hiệu và chuyển thành chỉ thị SCAR có chiều dài 938 bp (A9-938). Cặp mồi đặc hiệu (Vvul-1F/Vvul-938R) khếch đại một băng duy nhất ở tất cả các chủng V. vulnificus nhưng không xuất hiện ở các loài Vibrio khác. Đây là chỉ thị có độ đặc hiệu cao và có thể sử dụng để nhận diện sự có mặt của V. vulnificus có trong các mẫu hải sản.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v129i1C.5780
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. An NTT, Hải TN, Dung TT. Phân lập vi khuẩn Vibrio trên cá bớp (Rachycentron canadum) bị lở loét. Báo cáo tại: Hội nghị khoa học trẻ thủy sản toàn quốc lần thứ IV; 2013; Hồ Chí Minh.
  2. Li G, Zhao D, Huang L, Sun J, Gao D, Wang H, et al. Identification and phylogenetic analysis of Vibrio vulnificus isolated from diseased Trachinotus ovatus in cage mariculture. Aquaculture. 2006;261(1):17-25.
  3. Heng SP, Letchumanan V, Deng CY, Ab Mutalib NS, Khan TM, Chuah LH, et al. Vibrio vulnificus: An environmental and clinical burden. Frontiers in Microbiology. 2017;8:997-.
  4. Strom MS, Paranjpye RN. Epidemiology and pathogenesis of Vibrio vulnificus. Microbes and Infection. 2000;2(2):177-88.
  5. Ramazanzadeh R, Rouhi S, Shakib P, Shahbazi B, Bidarpour F, Karimi M. Molecular characterization of Vibrio cholerae Isolated from clinical samples in Kurdistan province, Iran. Jundishapur J Microbiol. 2015;8(5):e18119-e.
  6. Khanh NV, Linh NQ, Lan TT, Nhân LTT, Vân TQK, Cơ NTK, et al. Phân lập và sàng lọc các chủng Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế bằng chỉ thị phân tử 16S rRNA. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên. 2019;128(1E):47-58.
  7. Sairkar PK, Sharma A, Shukla NP. SCAR marker for identification and discrimination of Commiphora wightii and C. myrrha. Mol Biol Int. 2016;2016:1-10.
  8. Rossi CC, Pereira MF, Langford PR, Bazzolli DMS. A BOX-SCAR fragment for the identification of Actinobacillus pleuropneumoniae. FEMS Microbiology Letters. 2014;352(1):32-7.
  9. Kałużna M, Albuquerque P, Tavares F, Sobiczewski P, Puławska J. Development of SCAR markers for rapid and specific detection of Pseudomonas syringae pv. morsprunorum races 1 and 2, using conventional and real-time PCR. Appl Microbiol Biotechnol. 2016;100(8):3693-711.
  10. Yang Y, Hu J, Chen F, Ding D, Zhou C. Development of a SCAR marker-based diagnostic method for the detection of the Citrus target spot pathogen Pseudofabraea citricarpa. BioMed Research International. 2018;2018:1-5.
  11. Aggarwal R, Gupta S, Banerjee S, Singh V. Development of a SCAR marker for detection of Bipolaris sorokiniana causing spot blotch of wheat. Canadian journal of microbiology. 2011;57:934-42.
  12. Quang HT, Lan TT, Hai TTH, Yen PTH, Van TQK, Tung HT, et al. Genetic diversity and toxic genes analysis of Vibrio spp. isolated from white leg shrimp and marine fishes cultured in Tam Giang lagoon in Thua Thien Hue province, Vietnam. Indian Journal of Science & Technology. 2020;13(13):1412-22.
  13. Quảng HT, Lan TT, Thi PTD, Nhân LTT, Ngọc LMT, Trâm NDQ, et al. Xác định sự hiện diện của các gen độc tố ở các chủng Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên. 2020;129(1A):115-123.
  14. Anupama KP, Chakraborty A, Karunasagar I, Maiti B. Loop-mediated isothermal amplification assay as a point-of-care diagnostic tool for Vibrio parahaemolyticus: recent developments and improvements. Expert Review of Molecular Diagnostics. 2019;19(3):229-39.
  15. Kim HJ, Ryu JO, Lee SY, Kim ES, Kim HY. Multiplex PCR for detection of the Vibrio genus and five pathogenic Vibrio species with primer sets designed using comparative genomics. BMC Microbiology. 2015;15(1):239-50.
  16. Tsai YH, Chen PH, Yu PA, Chen CL, Kuo LT, Huang KC. A multiplex PCR assay for detection of Vibrio vulnificus, Aeromonas hydrophila, methicillin-resistant Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, and Streptococcus agalactiae from the isolates of patients with necrotizing fasciitis. International Journal of Infectious Diseases. 2019;81:73-80.
  17. Alramahy SK. Molecular diagnostics for Vibrio cholera based on recA gene isolated from human in Diwaniyah city. Journal of Pharmaceutical Sciences and Research. 2018;10:1125-7.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2020 Array