HOẠT HÓA THAN BÙN ĐỂ XỬ LÝ ION Cd2+ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
PDF

Từ khóa

Than bùn
hoạt hóa
ion kim loại nặng
sự hấp phụ Peat
activated
heavy metal ions
adsorption

Cách trích dẫn

1.
Nguyễn TT, Bùi TMN, Hồ ST, Huỳnh TN, Nguyễn QT, Nguyễn VH. HOẠT HÓA THAN BÙN ĐỂ XỬ LÝ ION Cd2+ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC. hueuni-jns [Internet]. 29 Tháng Ba 2024 [cited 3 Tháng Bảy 2024];133(1A):5-13. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/7293

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, vật liệu nghiên cứu là than bùn được hoạt hóa bằng H3PO4 ở nồng độ 2,0 M. Các mẫu sau khi tổng hợp được đặc trưng bởi một số phương pháp như EDX, XRD, SEM, BET và FTIR. Tính chất hấp phụ của vật liệu được đánh giá thông qua khả năng loại bỏ ion Cd2+ trong dung dịch nước. Đặc trưng vật liệu cho thấy mẫu than bùn sau khi hoạt hóa có diện tích bề mặt riêng và độ xốp cao hơn so với mẫu than bùn thô. Nghiên cứu cho thấy dữ liệu thực nghiệm hấp phụ ion Cd2+ trên than bùn được hoạt hóa được mô tả tốt đồng thời bởi cả hai mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich, tuy nhiên mô hình đẳng nhiệt Langmuir tỏ ra phù hợp hơn. Vật liệu than bùn được hoạt hóa đạt dung lượng hấp phụ cực đại qm 29,07 mg/g. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy sự hấp phụ ion Cd2+ trên than bùn hoạt hóa tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc 2. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy vật liệu hấp phụ từ than bùn có nhiều tiềm năng trong việc loại bỏ các ion kim loại nặng trong dung dịch nước.

https://doi.org/10.26459/hueunijns.v133i1A.7293
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Carolin CF, Kumar PS, Saravanan A, Joshiba GJ, Naushad M. Efficient techniques for the removal of toxic heavy metals from aquatic environment: A review. Journal of Environmental Chemical Engineering. 2017;5(3):2782-99.
  2. Thắng HS. Hóa keo và Hấp phụ. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam; 2015.
  3. Hemmati F, Norouzbeigi R, Sarbisheh F, Shayesteh H. Malachite green removal using modified sphagnum peat moss as a low-cost biosorbent: Kinetic, equilibrium and thermodynamic studies. Journal of the Taiwan Institute of Chemical Engineers. 2016;58:482-489.
  4. Bartczak P, Norman M, Klapiszewski Ł, Karwańska N, Kawalec M, Baczyńska M, et al. Removal of nickel(II) and lead(II) ions from aqueous solution using peat as a low-cost adsorbent: A kinetic and equilibrium study. Arabian Journal of Chemistry. 2018;11(8):1209-22.
  5. Zhirong L, Zhou Shaoqi. Effect of pH on the adsorption of uranyl Ions by peat moss.28(3):243-51.
  6. Lee S-J, Park JH, Ahn Y-T, Chung JW. Comparison of Heavy Metal Adsorption by Peat Moss and Peat Moss-Derived Biochar Produced Under Different Carbonization Conditions. Water, Air, & Soil Pollution. 2015;226(2).
  7. Tinti A, Tugnoli V, Bonora S, Francioso O. Recent applications of vibrational mid-Infrared (IR) spectroscopy for studying soil components: a review. Journal of Central European Agriculture. 2015;16(1):1-22.
  8. Maneerung T, Liew J, Dai Y, Kawi S, Chong C, Wang CH. Activated carbon derived from carbon residue from biomass gasification and its application for dye adsorption: Kinetics, isotherms and thermodynamic studies. Bioresour Technol. 2016;200:350-359.
  9. Brown PA, Gill SA, Allen SJ. Metal removal from wastewater using peat. Water Research. 2000;34(16):3907-16.
  10. Qin F, Wen B, Shan XQ, Xie YN, Liu T, Zhang SZ, et al. Mechanisms of competitive adsorption of Pb, Cu, and Cd on peat. Environ Pollut. 2006;144(2):669-80.
  11. Gabaldón C, Marzal P, Alvarez-Hornos FJ. Modelling Cd(II) removal from aqueous solutions by adsorption on a highly mineralized peat. Batch and fixed-bed column experiments. Journal of Chemical Technology & Biotechnology. 2006;81(7): 1107-1112.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2023 Array