ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA CÂY CHANH LƯƠNG (Leptocarpus disjunctus Mast.) TỪ TỰ NHIÊN Ở MIỀN TRUNG, VIỆT NAM LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI
PDF

Từ khóa

Cây Chanh lương
năng suất chất khô
năng suất protein
thành phần hóa học Leptocarpus disjunctus
the green matter yield
dry matter yield
protein yield

Cách trích dẫn

1.
Lợi BV, Trí NM, Thành P. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA CÂY CHANH LƯƠNG (Leptocarpus disjunctus Mast.) TỪ TỰ NHIÊN Ở MIỀN TRUNG, VIỆT NAM LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI. hueuni-jns [Internet]. 29 Tháng Ba 2024 [cited 15 Tháng Năm 2024];133(1A):63-71. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/7297

Tóm tắt

Cây Chanh lương (Leptocarpus disjunctus Mast.) là một loài cây cỏ mọc tự nhiên ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung, Việt Nam. Loài này có sức sống mạnh mẽ, mọc đơn lẻ từng khóm hay mọc liền bì bịt kín mặt cát. Khả năng thích nghi và khả năng chịu ngập nước hoặc chịu hạn rất cao. Nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng của cây Chanh lương mọc tự nhiên để làm thức ăn cho gia súc nhai lại thông qua các chỉ tiêu về chiều cao cây cao nhất, chiều cao thảm cỏ; năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein và thành phần hóa học. Thí nghiệm đã được tiến hành ở các vùng đất cát của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và huyện Quảng Thái, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại mỗi địa điểm, 5 ô nghiên cứu được chọn để bố trí thí nghiệm, tiến hành qua hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Chiều cao cao nhất của cây trong khoảng 102,58 – 104,82cm, chiều cao thảm cỏ 80,26 – 81,57cm. Năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein lần lượt 10,3 – 12,4 tấn/ha/lứa, 4,1 – 4,8 tấn/ha/lứa, 0,6 – 0,7 tấn/ha/lứa. Thành phần hóa học gồm vật chất khô (DM) 43,55%, tính theo DM, CP 5,70%, EE 1,72%, CF 43,23%, ADF 43,64%, NDF 69.09% và khoáng tổng số 2,14%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng nguồn Chanh lương mọc tự nhiên ở các vùng đất cát nghèo dinh dưỡng, thời tiết khắc nghiệt ở Quảng Bình và Thừa Thiên Huế làm thức ăn cho gia súc nhai lại.

https://doi.org/10.26459/hueunijns.v133i1A.7297
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. AOAC. Official Methods of Analysis. 15th ed. Washington, DC (US): Association of Official Analytical Chemists; 1990
  2. Briggs BG. The restiads invade the north: the diaspora of the Restionaceae. In: Metcalfe I, Smith JM, editors. Faunal and floral migrations and evolution in SE Asia–Australasia. Lisse: Balkema Publishers; 2001. p. 237-241.
  3. Damjuti W, Chanida P, Tingli L, Nijsiri R. Potential of Leptocarpus Disjunctus as Hypnotic Plant: Study on Drosophila Melanogaster and Mice Models. Journal of Health Research. 2017;31(3):219-224.
  4. Thao HX, Thao TTH, Lan NK. Diversity of flowering plants in natural vegetation in Quang Tri province’s sand dune region. Hue University Journal of Science: Natural Science. 2020;129(1C):31-42.
  5. Quân ĐM, Chuộng NM, Giẻo PH, Thìn NN. Tính đa đạng của thực vật ở núi Hàm Rồng của Vườn Quốc gia Phú Quốc. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. 2012;21a:92-104.
  6. Van Soest PJ, Robertson JB, Lewis BA. Methods for Dietary Fiber, Neutral Detergent Fiber, and Nonstarch Polysaccharides in Relation to Animal Nutrition. Journal of Dairy Science. 1991;74(10):3583-97.
  7. Tập VH. Đánh giá và phân tích các chỉ tiêu môi trường đất. 2016. Available from: http://moitruongviet.edu.vn/danh-gia-va-phan-tich-cac-chi-tieu-moi-truong-dat/
  8. Nhân NTH, Hớn NV, Ngữ NT, Diễn ĐTT. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng ruộng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 2011;31:81-90.
  9. Tạo HV, Viên TĐ. Khả năng sản xuất và chất lượng của một số giống cỏ và cây thức ăn gia súc cho bò sữa tại Nghĩa Đàn, Nghệ An. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 2012;10:84-94.
  10. Bình NTH, Thủy NT, Doanh BD, Hải ĐH, Hằng NT, Tuấn BQ. Năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Taiwanese napier nhập từ Thái Lan trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp Việt Nam. 2017;15(4):462-470.
  11. Nghị NT, Tuấn ĐT, Mùi NT. Nghiên cứu khả năng phát triển bộ giống cây thức ăn cho gia súc chất lượng cao tại Bình Định. 2008.
  12. Thăng TV, Lan NT, Cần TV, Đại NV. Xác định giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến nuôi trâu bằng phương pháp in vitro gas production. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 2019;02(09):99-106.
  13. Mùi NT, Hanh ĐĐ, Lợi NV. Khảo nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống và thức ăn xanh trên cơ sở mở rộng diện tích thâm canh giống cỏ tốt phục vụ chăn nuôi bò tại khu vực Trung du, miền núi phía Bắc. Hà Nội: Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi; 2006. p. 1-9.
  14. Dung NNX, Mãnh LH, Nhi NTM. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số giống cây thức ăn gia súc họ hòa thảo và họ đậu trồng tại Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2007;7:183-192.
  15. Thu NV. Ảnh hưởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên sự tiêu thụ thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, các thông số dạ cỏ, ni tơ tích lũy và tăng trọng của bò ta. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. 2010;15a:125-132.
  16. Cương VC, Cương PK, Huệ PT, Cường PH. Ảnh hưởng của các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo đến tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai Sind tại Đắc Lắk. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 2007;4:36-41.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2024 Array