Chính sách biên tập

Tôn chỉ mục đích 
Quy trình phản biện
Chu kỳ xuất bản 
Chính sách truy cập mở
Chỉ mục
Lưu trữ
Khiếu nại

Tôn chỉ mục đích

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên là một tạp chí truy cập mở, có phản biện, do Đại học Huế xuất bản. Đây là một tạp chí đa ngành gồm Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Tạp chí đăng tải các kết quả chất lượng cao, mới nhất về nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và ứng dụng thuộc các lĩnh vực nêu trên. Các bài báo chấp nhận xuất bản được phản biện kín hai chiều để đảm bảo tính minh bạch học thuật và xuất bản kịp thời trên trang Web của Tạp chí.

Tạp chí Khoa học của Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên cũng đăng tải các bài tổng quan về các nội dung    khoa học mới, mang tính thời sự và có tính định hướng cho bốn lĩnh vực đã nêu, các bài xã luận và thư cho Ban biên tập. Tạp chí nhận đăng bản thảo của các học giả, chuyên gia, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tại Việt Nam và quốc tế.

Quy trình phản biện

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên áp dụng phương pháp phản biện kín 2 chiều. Dưới đây là mô tả chi tiết hơn về quy trình biên tập của chúng tôi.

SÀNG LỌC BAN ĐẦU: Bản thảo gửi tới Tạp chí sẽ được Ban biên tập sàng lọc về mức độ phù hợp với trọng tâm, phạm vi và thể lệ của tạp chí.  

VÒNG PHẢN BIỆN: Nếu bản thảo qua được giai đoạn sàng lọc ban đầu sẽ được chuyển đến Biên tập viên chuyên ngành xử lý, sau đó BTV-CN sẽ phân công cho 2 người phản biện phù hợp chuyên môn và lĩnh vực của bài báo.  Bản thảo sẽ được khuyết danh và sẽ được đánh giá theo theo mô hình phản biện kín 2 chiều.

Chú ý: Nếu bản thảo được xác định không phù hợp ở vòng Sàng lọc ban đầu sẽ bị từ chối mà không cần phải xem xét thêm

QUYẾT ĐỊNH VÒNG ĐẦU TIÊN: Quyết định được đưa ra khi nhận được ít nhất 2  kết quả phản biện. Nếu kết quả của 2 phản biện có sự sai khác lớn, BTV-CN sẽ sử dụng vòng phản biện bổ sung để xác định bản thảo có phù hợp để xuất bản hay không.

Tại bước này, bản thảo có thể bị “từ chối”, “cần sửa đổi nhỏ”, “cần sửa các lỗi trọng yếu”, hay “Chấp nhận đăng”. Nếu cần phải có những sửa chữa các lỗi trọng yếu đối với ngôn ngữ bài báo hoặc nội dung, người biên tập có thể yêu cầu gửi lại bản thảo sau khi sửa, lúc đó bản thảo sẽ được gửi đi phản biện vòng hai. Nếu bản thảo được chấp nhận, bản thảo sẽ được gửi đến tác giả gửi bài để điều chỉnh định dạng. Quyết định cuối cùng để chấp nhận bản thảo do Trưởng Ban biên tập của HUJOS-NS đưa ra dựa trên khuyến nghị của biên tập viên chuyên ngành và sự đồng thuận của Ban biên tập.

GIAI ĐOẠN CHỈNH SỬA. Một bản thảo cần chỉnh sửa được gửi lại tác giả.  Tác giả sẽ có từ 2 đến 4 tuần để sửa bản thảo và gửi lại để biên tập viên kỹ thuật xem xét. Biên tập viên KT sẽ kiểm tra xem các yêu cầu đã được chỉnh sửa hay chưa, có đầy đủ và phù hợp không, và tác giả đã đáp ứng đầy đủ các bình luận và đề nghị của các phản biện chưa.

Nếu các chỉnh sửa chưa phù hợp, giai đoạn này sẽ được lặp lại lần nữa, là lúc  tác giả có cơ hội thứ hai để thực hiện các yêu cầu của phản biện. Lưu ý là nếu biên tập viên thấy rằng bài báo không có khả năng được chỉnh sửa đầy đủ ở lần thứ hai (nói cách khác, lần chỉnh sửa thứ hai sẽ lãng phí thời gian của tác giả và của tạp chí), biên tập viên có thể chuyển đến giai đoạn tiếp theo và khuyến nghị là bản thảo bị từ chối.

QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG. Ở giai đoạn này, bản thảo đã chỉnh sửa có thể được chấp nhận hoặc từ chối đăng. Quyết định này được đưa ra dựa trên việc biên tập viên kỹ thuật xem xét thấy bản thảo đã được chỉnh sửa với đủ điều kiện để xuất bản. Nếu bài báo được chấp nhận, nó được chuyển sang công đoạn đánh máy, hiệu đính, và cuối cùng là xuất bản trong một số tiếp theo. Nếu tác giả không thể chỉnh sửa theo yêu cầu, hoặc đã làm nhưng không đủ theo yêu cầu của HUJOS-NS, bản thảo sẽ bị từ chối.

Chu kỳ xuất bản

Tạp chí khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên xuất bản định kỳ mỗi năm một tập, mỗi tập có bốn số. Phiên bản giấy của Tạp chí được xuất bản vào thời điểm cuối các tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín và tháng Mười hai hàng năm. Tất cả các bản thảo đã được chấp nhận đăng sẽ được xuất bản trực tuyến ngay sau khi quá trình biên tập hoàn tất. Ngoài ra, mỗi năm sẽ có một đến hai số đặc biệt được xuất bản vào các thời điểm thích hợp.

Chính sách truy cập mở

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên hỗ trợ truy cập mở nhằm giúp mọi người tiếp cận được các kết quả nghiên cứu khoa học và trao đổi tri thức toàn cầu. Độc giả được quyền đọc, tải xuống, sao chép, phân phối, in ấn, tìm kiếm, hoặc kết nối đến các bài báo toàn văn của Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên. Độc giả cũng được quyền sử dụng các nội dung bài báo do Tạp chí xuất bản với mục đích hợp pháp, phi thương mại, và sử dụng lại các nội dung bài báo trong phạm vi quy định của Giấy phép Creative Commons 4.0. Từ viết tắt bằng tiếng Anh của Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên là HUJOS-NS.

.

Chỉ mục

 Crossref Metadata Search logo base-search Search logo pkp-index Search logoGoogle Scholar logo 2015

Lưu trữ

Khiếu nại

Các tác giả có thể khiếu nại nếu họ cảm thấy rằng quyết định từ chối bản thảo dựa trên: i) một sự hiểu lầm lớn về khía cạnh kỹ thuật của bản thảo, hoặc ii) thông tin khoa học thể hiện trong bản thảo vượt quá mức hiểu biết của người ra quyết định từ chối. Các khiếu nại liên quan đến quyết định mà không có sự biện minh đầy đủ sẽ không được xem xét. Để kháng cáo, xin vui lòng liên hệ với tạp chí qua email với mã số bản thảo của tác giả. Khiếu nại sẽ chỉ được xem xét theo yêu cầu của tác giả liên hệ.