ĐẢM BẢO QUYỀN HỢP PHÁP CHO LAO ĐỘNG DI CƯ MIỀN TRUNG LÀM VIỆC TẠI CÁC CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Abstract

Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập bằng các phương pháp: phỏng vấn cấu trúc (623 mẫu), phỏng vấn bán cấu trúc (44 cuộc), phỏng vấn sâu (22 cuộc), thảo luận nhóm tập trung (6 cuộc) và 04 sơ đồ Venn, bài báo đã phản ánh về thực trạng thực thi quyền của lao động di cư miền Trung đang làm việc cho các công ty sản xuất giày dép có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy người lao động được đảm bảo một số  quyền cơ bản như: được tham gia lao động, ký kết hợp đồng lao động, hưởng lương tối thiểu theo qui định chính phủ Việt Nam, được nghỉ theo chế độ, đóng các loại bảo hiểm… Tuy nhiên người lao động có mức thu nhập thấp, không tương xứng với giá trị lao động, họ bị bóc lột, không được tôn trọng về nhân phẩm, bị phân biệt về nơi xuất cư… Các tác giả đã đưa ra các khuyến nghị nhằm bảo vệ quyền hợp pháp cho lao động di cư miền Trung trong bối cảnh hiện nay.

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v93i5.3328