PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

Abstract

Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên Đại học Huế. Nghiên cứu đã đề xuất được bảy yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 721 sinh viên tại 9 trường Đại học thuộc Đại học Huế, dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.  Kết quả nghiên cứu đã xây dựng và kiểm chứng mô hình các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với 4 yếu tố đại diện theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là chương trình đào tạo khởi nghiệp, thái độ đối với khởi nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp và quy chuẩn chủ quan. Khi chương trình đào tạo khởi nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp càng được trau chuốt, thái độ đối với khởi nghiệp càng được chú trọng và sự ủng hộ của những người thân và thầy cô càng giá trị thì ý định khởi nghiệp của sinh viên càng cao.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6A.6585
PDF

References

  1. Chau, T. T. N., & Huynh, T. L. T. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học An Giang [Factors affecting the intention to start a business of An Giang University students]. Tạp chí Công Thương, 17.
  2. GEM (2016). Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015/16. NXB Giao thông Vận tải.
  3. Ngo, T. T. T., & Cao, V. Q. (2016). Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên [Theoretical overview of students’ entrepreneurial intentions]. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở, Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 50(5), 56-65.
  4. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211.
  5. Alsos, G.A., Carter, S., Ljunggren, E. and Welter, F. (2011). Developing synergies between entrepreneurship and agriculture. Handbook on Entrepreneurship in Agriculture and Rural Development, Edward Elgar, Cheltenham and Northampton, MA, 6-7.
  6. Deborah J. Rumsey (2011). Statistics for Dummies, 2nd Edition, Wiley Publishing, Inc.
  7. Fayolle, A., & Gailly, B. (2015). The impact of entrepreneurship education on entrepreneurial attitudes and intention: Hysteresis and persistence. Journal of Small Business Management, 53(1), 75-93.
  8. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J. & Anderson, R. E. (2013). Multivariate data analysis, 7th ed. Harlow: Pearson.
  9. Hisrich & Brush (1984). The woman entrepreneur: Management skills and business problems.
  10. Kibler, E. (2013). Formation of entrepreneurial intentions in a regional context. Entrepreneurship & Regional Development, 25(3-4), 293-323.
  11. Krueger, N. F. (2003), “The cognitive psychology of entrepreneurship, in: Handbook of entrepreneurship research, an interdisciplinary survey and introduction”, Springer, pp. 105-140.
  12. Miranda, F. J., Chamorro-Mera, A., & Rubio, S. (2017). Academic entrepreneurship in Spanish universities: An analysis of the determinants of entrepreneurial intention. European Research on Management and Business Economics.
  13. Wilbard, F. (2009). Entrepreneurship proclivity: an exploratory study on students' entrepreneurship intention. Master, University of Agder.
  14. Zhang, Y., & Yang, J. (2006). New venture creation: Evidence from an investigation into Chinese entrepreneurship. Journal of Small Business and Enterprise Development, 13(2), 161-173.