GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA TỪ VỰNG TRONG DIỄN NGÔN BÁO CHÍ VIẾT VỀ NỮ GIỚI - TRƯỜNG HỢP BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM
PDF

Keywords

ý nghĩa kinh nghiệm, trường từ vựng, diễn ngôn, bình đẳng giới, nữ quyền. experiential meaning, lexical field, discourse, gender equality, feminism

Abstract

Từ ngữ là một trong số các thành tố cơ bản cấu thành diễn ngôn. Giá trị biểu cảm của từ ngữ biểu thị thái độ đánh giá của người tạo lập diễn ngôn đối với đối tượng được nói đến, được xem là nền tảng quan trọng biểu thị và xây dựng mối quan hệ liên nhân trong diễn ngôn. Là một phương tiện truyền thông đại chúng, các diễn ngôn báo chí về nữ giới phản ánh quan điểm, tư tưởng của xã hội về phụ nữ và các khía cạnh liên quan như nữ quyền, bình đẳng giới. Dựa trên lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của Phân tích diễn ngôn phê phán, bài báo này phân tích các yếu tố từ vựng mang giá trị biểu cảm trong diễn ngôn báo chí viết về nữ giới nhằm truyền tải thông điệp của chủ thể tạo lập diễn ngôn đối với các vấn đề đáng quan tâm hiện nay, trên nguồn ngữ liệu báo Phụ nữ Việt Nam năm 2021. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bốn nhóm từ ngữ mang giá trị biểu cảm và những sắc thái đánh giá của chúng, qua đó cho thấy thái độ, tư tưởng của nhà báo đối với đối tượng đưa tin là phụ nữ. Bài báo cũng chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng yếu tố biểu cảm của từ ngữ trong diễn ngôn và những đề xuất cần thiết đối với người viết báo và người dạy - học ngôn ngữ.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v133i6D.7153
PDF

References

  1. Cù Đình Tú (2007). Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. NXB Giáo dục, HN.
  2. Đinh Kiều Châu (2016). Ngôn ngữ truyền thông và tiếp thị Góc nhìn từ lí luận đến thực tiễn tiếng Việt. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, HN.
  3. Đỗ Hữu Châu (1981). Từ Vựng-Ngữ Nghĩa Tiếng Việt. NXB Giáo Dục, HN.
  4. Đỗ Thị Xuân Dung (2014). Vấn đề sử dụng từ ngữ của khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt nhìn từ góc độ lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 6 (224), tr. 47-56.
  5. Halliday M.A.K. (2014). Dẫn luận ngữ pháp chức năng. Hoàng Văn Vân dịch từ tiếng Anh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN.
  6. Hoàng Anh (2003). “Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí”, in trong Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, HN.
  7. Lê Quang Thiêm (2004). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
  8. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (2011). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  9. Nguyễn Thiện Giáp (1998). Từ vựng học tiếng Việt. NXB. Giáo dục, HN.
  10. Tiếng Anh
  11. Fairclough, N. (1989). Language and power. Longman, London, .
  12. Van Dijk, Teun A. (1993) ‘Principles of critical discourse analysis’, Discourse & Society, 4 (2): 249–83.