HIỆN TRẠNG VÀ KỊCH BẢN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ HỆ THỐNG NUÔI BÒ THỊT BÁN THÂM CANH QUY MÔ NÔNG HỘ Ở TỈNH AN GIANG

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm ước tính hệ số khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ và xây dựng kịch bản về khẩu phần thức ăn để nâng cao năng suất, đồng thời giảm phát thải khí mêtan từ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ. Số liệu được thu thập trên đàn bò của 30 hộ ở các huyện (Chợ Mới 10 hộ, Châu Thành 10 hộ và thành phố Long Xuyên 10 hộ) của tỉnh An Giang. Khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 qua mô hình RUMINANT. Kết quả cho thấy hệ số phát thải khí mêtan trung bình là 31,78 kg/con/năm. Tăng mức thức ăn tinh trong khẩu phần từ 8 % (hiện trạng) lên 18 và 28 % (theo vật chất khô) có thể làm tăng khối lượng từ 90 % đến 165 % và giảm từ   50 % đến 64 % tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng; sử dụng kết hợp 50 % thân lá ngô ủ chua và 50 % cỏ voi tươi, hoặc 50 % cỏ voi ủ chua và 50 % cỏ voi tươi trong tổng lượng thức ăn thô đã cải thiện tăng khối lượng (35 % đến 70 %) và giảm tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng (28 % đến 36 %) của bò so với khẩu phần hiện tại gồm cỏ voi, thân lá cây ngô và cỏ mồm (Hymenachne acutigluma).

Từ khóa: Hệ thống bò bán thâm canh, khí mêtan, kịch bản nuôi dưỡng

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3844
PDF (Vietnamese)

References

  1. Beauchemin K.A., Kreuzer M., O’Mara F., and McAllister T.A (2008), Nutritional management for enteric methane abatement: A review. Aust. J. Exp. Agric. 48, 21-27.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KCN về việc phê duyệt “đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020”.
  3. Dewhurst, R.J (2012), Milk production from silage: comparison of grass, legume and maize silages and their mixtures, In Kuoppala, K., Rinne M., and Vanhatalo A. eds., Proc. of the XVI Int. Silage Conf, Hameenlinna, Finland, pp. 134–135. University of Helsinki, MTT Agrifood Research Finland.
  4. Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Lê Đức Ngoan và Timothy D. Searchinger (2016a), Hiện trạng và kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ hệ thống nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ ở Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), 699-706.
  5. Đinh Văn Dũng, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Đình Phùng, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Duy Thuận (2016b), Ước tính lượng khí Metan phát thải từ hệ thống nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ tại Quảng Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam lần 2, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 940-946.
  6. FAO (2013), Mitigation or greenhouse gas emission in livestock production: A review of technical options for non-CO¬2 emission, Rome, Italy, pp 47-51.
  7. GSO (2015), Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2015. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=621&ItemID=15478.
  8. Ferris, C.P., Gordon, F.J., Patterson,D.C., Porter, M.G., and Yan, T (1999), The effect of genetic merit and concentrate proportion in the diet on nutrient utilisation by lactating dairy cows, J. Agric. Sci. (Cambridge), 132, 483-490.
  9. Hart, K.J., Martin, P.G., Foley, P.A., Kenny, D.A., and Boland, T.M (2009), Effect of sward dry matter digestibility on methane production, ruminal fermentation, and microbial populations of zero-grazed beef cattle, J. Anim. Sci. 87, 3342-3350.
  10. Herrero, M., Havlík, P., Valin, H., Notenbaert, A., Rufino, M.C., Thornton, P.K., Blümmel, M., Weiss, F., Grace, D., and Obersteiner, M (2013), Biomass use, production, feed efficiencies, and greenhouse gas emissions from global livestock systems, Proceedings of the National Academy of Sciences, 110, 20888-20893.
  11. Hristov, A.N., Oh, J., Giallongo, F., Frederick, T.W., Harper, M.T., Weeks, H.L., Branco, A.F., Moate, P.J., Deighton, M.H., Williams, S.R.O., Kindermann, M., and Duval, S (2015), An inhibitor persistently decreased enteric methane emission from dairy cows with no negative effect on milk production, Proceedings of the National Academy of Sciences, 112, 10663–10668.
  12. IPCC (2006), Chapter 10: Emissions from Livestock and Manure Management, Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories, pp 10.29.
  13. Lê Đức Ngoan, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Lê Văn Thực, Vũ Chí Cương, Lê Thị Hoa Sen, và Ramírez-Retrepo, C.A (2015). Hiện trạng và một số kịch bản giảm phát thải khí methane từ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ ở đồng bằng sông Hồng: Nghiên cứu trường hợp tại huyện Đông Anh – Hà Nội, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 7, 70-79.
  14. Nishida T., Eruden B., Hosoda K., Matsuyama H., Xu C., and Shioya S (2007), Digestibility, methane production and chewing activity of steers fed whole-crop round bale corn silage preserved at three maturities, Anim. Feed Sci. Technol. 135, 42-51.
  15. Lê Đình Phùng, Đinh Văn Dũng, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Hải Quân và Dương Thanh Hải (2016), Hiện trạng và kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ hệ thống nuôi bò thịt thâm canh quy mô nông hộ ở Quảng Ngãi, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 17, 58-66.
  16. Yan, T., Agnew, R.E., Gordon, F.J., and Porter, M.G (2000), Prediction of methane energy output in dairy and beef cattle offered grass silage-based diets, Livest. Prod. Sci. 64, 253-263.