ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN CẤU TRÚC HẠT ĐƯỢC TẠO RA TRONG HAI MÔI TRƯỜNG NaOH VÀ NaOH.SiO2

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ chitosan (2-5%) và tỷ lệ khối lượng chitosan/SiO2 tương ứng là 4:1, 3:2, 3:1 và 2:3 đến tính chất và cấu trúc của các hạt chitosan (CS) và chitosan-SiO2 (CS-SiO2) được tạo ra trong môi trường NaOH và NaOH.SiO2. Kết quả cho thấy, kích thước hạt CS tăng khi tăng nồng độ chitosan, với đường kính trung bình và khối lượng sau khi sấy lớn nhất là 3,01mm và 400mg đối với hạt CS (5%). Trong khi kích thước và khối lượng hạt CS-SiO2 khô giảm khi tăng hàm lượng SiO2 với đường kính trung bình và khối lượng nhỏ nhất là 2,01mm và 600mg đối với hạt (CS-SiO2)  ở tỷ lệ khối lượng 3:2. Kết quả đánh giá qua phân tích ảnh SEM với các bước song khác nhau từ 200nm đến 10 µm cho thấy cấu trúc, độ cứng và màu của hạt CS-SiO2 thay đổi khi hàm lượng SiO2 trong hạt thay đổi. Kích thước, số lượng lỗ rỗng trong cấu trúc hạt CS-SiO2 tăng, độ cứng giảm và phân bố không đều khi tăng hàm lượng SiO2. Kết quả phân tích độ bền liên kết cho thấy hạt CS ở nồng độ chitosan 5% có độ bền phá hủy và độ giãn dài lớn nhất là 10N và 2,2mm, trong khi hạt CS-SiO2 ở tỷ lệ khối lượng 3:2 có độ bền phá hủy và độ giãn dài nhỏ nhất tương ứng là 5N và 1,4mm.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jtt.v126i2.3778

References

  1. Crini, Gregorio and Pierre-Marie Badot, Application of chitosan, a natural aminopolysaccharide, for dye removal from aqueous solutions by adsorption processes using batch studies: a review of recent literature. Progress in polymer science, 2008. 33(4): p. 399-447.
  2. Wu, Feng Chin, Ru-Ling. Tseng, and Ruey-Shin Juang, A review and experimental verification of using chitosan and its derivatives as adsorbents for selected heavy metals. Journal of Environmental Management, 2010. 91(4): p. 798-806.
  3. Nguyễn Thị Nhung, Nghiên cứu chế tạo hạt nano đa chức năng Ag-4ATP/Fe3O4 bọc SiO2 nhằm ứng dụng trong sinh hoc. 2013, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  4. Mckay, GBHS, H. Blair, and JR. Gardner, Adsorption of dyes on chitin. I. Equilibrium studies. Journal of applied polymer science, 1982. 27(8): p. 3043-3057.
  5. Crini, Gregorio, Bernard Martel and Giangiacoma Torri, Adsorption of CI Basic Blue 9 on chitosan-based materials. International Journal of Environment and Pollution, 2008. 34(1-4): p. 451-465.
  6. Lê Thanh Phước, và Bùi Vũ Thanh Phương, Nghiên cứu chếtạo hạt gel chitosan liên kết ngang kích thước nhỏ. Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ, 2012. 23B: p. 60-68.
  7. Dương Thị Ánh Tuyết, Võ Quốc Phương, Phan Huệ Phương và Nguyễn Thị Phương Phong, Nghiên cứu chế tạo vật liệu Nano chitosan làm chất hấp phụ protein ứng dụng trong dẫn truyền thuốc. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 2012. 14(6T): p. 54-61.
  8. Zulti, F., K. Dahlan, and P. Sugita, Adsorption of Waste Metal Cr (VI) with Composite Membranes (Chitosan-Silica Rice Husks). Makara Journal of Science, 2012. 16(3): p. 163-168.
  9. Yang Kai, Zhang Xiang, Chao Cong, Zhang Bing and Liu Jindun, In-situ preparation of NaA zeolite/chitosan porous hybrid beads for removal of ammonium from aqueous solution. Carbohydrate polymers, 2014. 107: p. 103-109.
  10. Lê Thanh Long, Trần Bảo Gia và Trang Sĩ Trung, Nghiên cứu thủy phân chitosan bằng cellulase cố định trên chitosan và agar gel. Tạp chí Khoa học công nghệ thủy sản, 2011. 1: p. 3-12.