Abstract
Tóm tắt: Thông qua thu thập 120 mẫu phân từ hai phương thức nuôi nông hộ và trang trại chăn nuôi ở Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế để phân lập và xác định đặc tính sinh học của E.coli, kết quả cho thấy tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli từ mẫu phân lợn con tiêu chảy nuôi tại trang trại là 83,3 %, tại nông hộ là 93,3 %. 100 % số chủng phân lập được có khả năng di động, có phản ứng sinh Indol, MR dương tính; 100 % các chủng đều lên men đường. Hình thái và đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn E. coli phân lập được đều mang đặc điểm chung của giống E. coli và phù hợp với những đặc tính điển hình được mô tả. Thông qua tiêm truyền động vật thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy 37,5 % số chủng gây chết chuột nhắt trắng trong vòng 24 h đến 36 h trong khi đó 62,5 % chủng gây chết chuột ở 36 h đến 48 h. Thông qua đánh giá tính mẫn cảm với kháng sinh thông dụng trong thú y chúng tôi nhận thấy các chủng E. coli phân lập được từ trang trại và nông hộ mẫn cảm với colistin, khá mẫn cảm với kanamycine trong khi đó lại đề kháng với các loại kháng sinh: gentamicin, tetracycline, streptomycin, ciprofloxacin, ofloxacin.
Từ khóa: lợn con theo mẹ, tiêu chảy, E.coli, kháng kháng sinh
References
- Đỗ Trung Cứ (2004), Phân lập và xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli, Salmonella trong hội chức tiêu chảy ở lợn nuôi tại một số tỉnh phía bắc và biện pháp phòng trị, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện thú y quốc gia, Hà Nội, 73-79.
- Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội
- Lê Văn Dương (2010), Vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy cho lợn con dưới hai tháng tuổi nuôi tại Bắc Giang và biện pháp phòng trị, Khoa học kỹ thuật thú y, XVII, số 5, 52-56.
- Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996), Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía bắc trong 20 năm qua (1975-1995), Khoa học kỹ thuật thú y, 3 (4), 57-63.
- Lê Thị Hoài (2008), Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli, C. perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm phác đồ điều trị, 79-80.
- Lý Thị Liên Khai (2001), Phân lập, xác định độc tố ruột của các chủng E. coli gây tiêu chảy cho heo con, Khoa học kỹ thuật thú y, 2, 13-18.
- Nguyễn Thị Kim Lan (2004), Thử nghiệm phòng và trị bệnh E. coli dung huyết cho lợn con ở Thái Nguyên và Bắc Giang, Khoa học kỹ thuật Thú y, 12, 3, 35-39.
- Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Bình Minh và Đỗ Ngọc Thúy (1999), Phân lập, xác định đặc tính sinh học của E. coli. Salmonella gây tiêu chảy cho lợn sau cai sữa nuôi tại Tỉnh Lào Cai và đề xuất biện pháp phòng trị, Khoa học kỹ thuật Thú y, 47-51.
- Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn, Văn Thị Hường, Đào Thị Hảo và Vũ Ngọc Quý (2004), Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại một số trại lớn tại Miền Bắc Việt Nam, xác định tỷ lệ kháng kháng sinh và các yếu tố gây bệnh của các chủng E. coli phân lập được, Báo cáo khoa học Chăn nuôi - Thú y 2002-2003, Phần Thú y, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh và Đỗ Ngọc Thúy (2001), Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Samonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1996-2000, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 171-176.
- Nguyễn Văn Quang (2002), Vi khuẩn E. coli và một số phương pháp xác định độc tố đường ruột – yếu tố gây tiêu chảy do chúng gây ra, Chuyên đề tiến sỹ ngành thú y.
- Hồ Soái, Đinh Thị Bích Lân (2005), Xác định nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy ở lợn con nuôi tại xí nghiệp lợn giống Triệu Hải - Quảng Trị và thử nghiệm phác đồ điều trị, Khoa học kỹ thuật Thú y, 26-34.
- Nguyễn Thị Minh Trang, Nguyễn Huỳnh Nga, Nguyễn Thị Kim Quyên (2011), Tình hình nhiễm và sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy trên heo con từ 1 - 60 ngày tuổi tại tỉnh Trà Vinh, Tạp chí khoa học - Đại học Trà Vinh, số 1, 46-49.
- Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa: nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập III, số 3, 2013, 325.
- Bates J., Jordens Z., Selkon J. B (1993), Evidence for an animal origin of vancomycin resistant enterococci, Lancet 342, 490-491.
- Hong T. T. T., Linh N. Q., Ogle B., Lindberg J. E (2006), Survey on the prevalence of diarrhoea in pre-weaning piglets and on feeding systems as contributing risk factors in smallholdings in Central Vietnam, Tropical Animal Health Production, 38, 397-405.
- NCCLS. Performance standards for antimicrobial disk and dilution susceptibility tests for bacteria isolated from animals; Approved Standard. Pennsylvania, USA: The National Committee for Clinical Laboratory.
- Quinn P.J., Carter M.E., Markey B. and Carter G.R (1994), Chapter 18: Enterobacteriaceae, Clinical Veterinary Microbiology, Wolfe, 220 – 226.