MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH TRÊN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Abstract

Tóm tắt: Mẫu bệnh phẩm từ vịt mắc bệnh nghi nhiễm Salmonella nuôi tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định được thu nhận để phân lập vi khuẩn và xác định một số đặc điểm sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 54 mẫu trong số 90 mẫu lách kiểm tra phân lập được vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ 59,96 %. Các chủng vi khuẩn kiểm tra đều có các đặc tính vi sinh vật học điển hình của vi khuẩn Salmonella. Các chủng Salmonella thử nghiệm kiểm tra độc tính trên chuột đều có khả năng gây chết chuột sau 2 ngày tiêm. Khi mổ khám động vật thí nghiệm thấy có những triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh ở các cơ quan: tim, gan, lách, ruột, xoang bụng. Các chủng vi khuẩn thử nghiệm đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh phổ biến hiện nay như streptomycin, cefoxitin, tetracycline, gentamicin. Colistin là kháng sinh có tỷ lệ mẫn cảm cao nhất (55,56 %) trong số 7 loại kháng sinh thử nghiệm.

Từ khóa: Salmonella, đặc điểm sinh học, vịt, Bình Định

 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3854
PDF (Vietnamese)

References

  1. Trần Văn Bình (2005), Hướng dẫn điều trị một số bệnh thủy cầm, Nxb. Lao động – Xã hội.
  2. Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Quang Tính, Trần Thị Hạnh (2010), Nghiên cứu một số đặc tính của Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis trên đàn vịt tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Khoa học kỹ thuật thú y, 17(4), 28 - 33.
  3. Trần Đức Hạnh (2011), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Salmonella phân lập từ lợn sau cai sữa bị tiêu chảy và chế tạo thử nghiệm vacxin phòng bệnh, Khoa học kỹ thuật thú y, 18(3), 38 - 49.
  4. Nguyễn Đức Hiền và Phạm Thị Như Thảo (2012), Tình hình nhiễm và mức độ kháng thuốc của Salmonella spp. phân lập từ vịt và môi trường nuôi tại thành phố Cần Thơ, Khoa học kỹ thuật Thú y, 19(3), 36 - 40.
  5. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hoàng Thị Lan (2008), Chăn nuôi vịt ngan – An toàn sinh học đảm bảo tính bền vững, Nxb. Hà Nội.
  6. Bauer A. W., Perry D. M., Kirby W. M. M. (1959), Single disc antibiotic sensitivity testing of Staphylococci, A.M.A. Arch. Intern. Med. 104, 208–216.
  7. Quinn P.J., Carter M.E., Markey B., Carte G.R. (1994), Clinical veterinary microbiology, 98- 220.