SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Giám sát của cộng đồng có vai trò quan trọng trong thực hiện các đầu tư công để xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác giám sát của cộng đồng ở các địa phương còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng sự tham gia của người dân, cộng đồng trong giám sát đầu tư công để xây dựng nông thôn mới và các yếu tố hạn chế sự tham gia này. Nghiên cứu đã khảo sát tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng sinh thái: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp cận của người dân đối với các thông tin pháp luật về giám sát đầu tư công cộng đồng còn rất hạn chế, do đó người dân thiếu kiến thức về các qui định pháp luật này. Người dân đã tham gia thực hiện các nội dung cơ bản của giám sát đầu tư theo luật định, nhưng mức độ tham gia trong hầu hết các nội dung này còn rất thấp. Các yếu tố hạn chế sự tham gia bao gồm: qui định pháp lý chưa rõ ràng, hiểu biết và nhận thức của người dân hạn chế, thiếu chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng giám sát, thiếu sự quan tâm của chính quyền và thiếu kinh phí hỗ trợ cho giám sát.

Từ khóa: đầu tư công, giám sát, sự tham gia, xây dựng nông thôn mới

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3B.3921
PDF (Vietnamese)

References

  1. BCĐ (Ban chỉ đạo Chương trình XDNTM) Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình XDNTM (2010-2015) và kế hoạch 5 năm 2016-2020.
  2. BCĐ huyện Nam Đông (2015), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình XDNTM và kế hoạch 5 năm 2016-2020.
  3. BCĐ huyện Phú Vang (2015), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình XDNTM và kế hoạch 5 năm 2016-2020.
  4. BCĐ huyện Quảng Điền (2015), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình XDNTM và kế hoạch 5 năm 2016-2020.
  5. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
  6. Joshua M. K. (2013), The Role of Monitoring and Evaluation Practices to the Success of Food Security Intervention Projects: A Case Study of Kibwezi District, International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, Vol. 3, No. 6.
  7. Okamura, J. Y. (1986), Community Participation in Philippine Social Forestry. In Participatory Approaches to Development: Experiences in the Philippines, ed. Trinidad S. Ostera and Jonathan Y. Okamura. Manila: Research Center, De La Salle University, 1986a.
  8. Roberto N. P, Rosita G. S. (1998), Fundamentals of Educational Research and Data Analysis, Katha Publishing Co., Inc. Quezon City.
  9. https://www.thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Dan-cu-Hanh-chinh/cid/B387397D-42A7-445D-8B10-E94D74B365D8